MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

5 nguyên tắc phòng ‘đột quỵ sáng sớm, đột quỵ mùa lạnh’ cho tuổi 50

25-12-2020 - 17:30 PM | Sống

5 nguyên tắc phòng ‘đột quỵ sáng sớm, đột quỵ mùa lạnh’ cho tuổi 50

Ngủ ấm, dậy không quá sớm, xoa nóng cơ thể, bổ sung 2.000FU nattokinase vào tối hôm trước và uống 300ml nước ấm ngay sáng hôm sau… giúp tuổi 50 phòng đột quỵ hiệu quả.

Một tháng qua, Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai) đã tiếp nhận lên đến 1.000 ca cấp cứu, trong đó tới 90% là bệnh nhân trên dưới 50 tuổi. Thời tiết lạnh được xem là yếu tố làm gia tăng mạnh mẽ số ca nhập viện thời điểm này.

Mỗi năm, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cũng cấp cứu rất nhiều ca đột quỵ khi thời tiết chuyển mùa, chiếm 70-80% tổng bệnh nhân điều trị trong năm. Bác sĩ cho biết, nhiệt độ cơ thể lạnh đột ngột là một yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ, thường diễn ra trong khoảng 3-5h sáng.

Bệnh viện Quân đội 108 thậm chí còn tiến hành khảo sát trên 3.907 người bệnh đột quỵ đến cấp cứu suốt 2 năm, cho thấy có đến 62,9% bệnh nhân khởi phát đột quỵ cũng vào buổi sáng sớm.

Vì sao đột quỵ dễ tấn công vào sáng sớm, mùa lạnh?

Theo Viện Tim mạch, mùa lạnh, huyết áp thường tăng cao hơn so với mùa hè khoảng 5mmHg. Thời tiết lạnh cũng làm tăng tiết các catecholamin trong máu, dẫn đến co mạch ngoại biên, làm tăng lượng máu trở về tim và tăng huyết áp. Sự duy trì liên tục mức tăng huyết áp này sẽ làm tăng 21% biến chứng tim mạch, đặc biệt là ở người sau 50 tuổi.

Thêm vào đó, thói quen khó ngủ, dậy đi vệ sinh lúc 3-5h sáng của người tuổi 50 cũng góp phần "tiếp tay" cho đột quỵ tấn công. Cơ thể khi bước ra khỏi chăn ấm dễ bị nhiễm lạnh, "sốc" không kịp thích nghi. Sau vài phút đi vệ sinh, lại thêm một lần mất nhiệt nữa, cơ thể lạnh hơn khiến mạch co, huyết áp tăng, tạo cục máu đông, đột quỵ ngã sõng soài mà không ai hay biết.

Đặc biệt, có người vào đến giường bỗng lịm đi, đến sáng con cháu lay mãi không dậy, hóa ra đã tai biến đoạt mạng trong đêm. Một số gia đình lại gặp cảnh người thân tỉnh giấc, bật dậy xuống giường ngay, rồi bỗng đổ gục xuống, đột quỵ bất tỉnh tại chỗ.

Thời tiết lạnh thuộc nhóm "sát thương cao" làm tăng đột quỵ. Còn sáng sớm là thời điểm "cơ hội" cho cục máu đông hình thành. Trong khi đó, mạch máu não lão hóa tuổi 50 lại xơ vữa, dễ vỡ. Cả 3 yếu tố này hợp lại cùng lúc, khiến đột quỵ "nguy cơ chồng nguy cơ".

5 nguyên tắc phòng: Đột quỵ sáng sớm, đột quỵ mùa lạnh

Loạt con số thực tế phản ánh ở trên là lời cảnh tỉnh người tuổi 50 cần chủ động phòng ngừa đột quỵ vào 2 thời điểm này, nếu không muốn tai biến nằm liệt giường hoặc ra đi bất ngờ không kịp chăng chối con cháu. Chỉ cần ghim sâu 5 điều này, bạn có thể phòng tới 90% nguy cơ đột quỵ.

Dùng sản phẩm phòng đột quỵ vào tối hôm trước: Đột quỵ thường ập đến vào ban đêm và sáng sớm, do đó, người ngoài 50 tuổi có thể ăn món natto (đỗ tương lên men) hoặc uống bổ sung sản phẩm chứa nattokinase vào buổi tối hôm trước.

5 nguyên tắc phòng ‘đột quỵ sáng sớm, đột quỵ mùa lạnh’ cho tuổi 50 - Ảnh 2.

Người ngoài 50 tuổi nên ăn món natto (đỗ tương lên men) hoặc uống bổ sung sản phẩm chứa nattokinase vào buổi tối hôm trước để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.

Theo Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA), bổ sung 50g đỗ natto và 2 viên uống NattoEnzym (chứa 2.000FU nattokinase) là đủ để duy trì hiệu quả đánh tan sợi tơ huyết, giữ lòng mạch thông thoáng, ngăn ngừa cục máu đông hình thành vào ban đêm và phòng đột quỵ hiệu quả trong 24h. Với người có bệnh mỡ máu, nên sử dụng NattoEnzym Red Rice vừa có đủ nattokinase lại bổ sung thêm men gạo đỏ giảm cholesterol, làm bền thành mạch. 

Tránh dậy quá sớm vào sáng hôm sau: Ở tuổi 50, nhiều người mất ngủ hoặc có thói quen dậy sớm đi tập thể dục. Song lời khuyên cho bạn là không nên ra khỏi nhà khi thời tiết còn quá lạnh. Chờ bên ngoài ấm lên, hửng nắng, hãy mặc thật ấm ra ngoài.

5 nguyên tắc phòng ‘đột quỵ sáng sớm, đột quỵ mùa lạnh’ cho tuổi 50 - Ảnh 3.

Nhiều người có thói quen dậy sớm tập thể dục, song lời khuyên cho bạn là không nên ra khỏi nhà khi thời tiết còn quá lạnh

Vận động nhẹ khi thức dậy: Ngủ dậy, cơ thể chuyển từ tĩnh sang động, nhịp sinh học và nồng độ các hormone thay đổi khiến cho nhịp tim, huyết áp và trương lực động mạch vành đều tăng lên. Do đó, người 50 tuổi không nên ra khỏi chăn và xuống giường ngay mà cần nằm lại trên giường, dành 5-10 phút tập yoga, hít thở, vuốt mặt, bóp tay, xoa chân... để cơ thể dần thích nghi.

Uống một ly nước ấm: Sau một đêm, cơ thể đã mất đi lượng nước tương đối lớn, máu trở nên keo đặc hơn, tim phải làm việc vất vả để bơm đẩy máu đi. Do đó, trước khi ngủ và sau khi tỉnh dậy, bạn đều nên uống một ly nước ấm (300ml), vừa làm loãng máu, vừa làm nóng cơ thể.

5 nguyên tắc phòng ‘đột quỵ sáng sớm, đột quỵ mùa lạnh’ cho tuổi 50 - Ảnh 4.

Thực đơn nên ưu tiên các món ấm nóng, thực phẩm tốt cho tim mạch như món natto, gạo đỏ…

Điều chỉnh lối sống mùa lạnh: Trời lạnh nguy cơ đột quỵ cao bất thường, do đó nên chủ động điều chỉnh lối sống phù hợp với thời tiết như ngủ sớm, ngủ ấm, tắm nơi kín gió, lắp đèn sưởi, bỏ rượu bia, bỏ thuốc lá, ăn bớt muối, chăm vận động… Thực đơn cũng nên ưu tiên món ấm nóng, thực phẩm tốt cho tim mạch như natto, gạo đỏ, trái cây, cải xanh, cà chua, vừng mè, cá biển…

5 nguyên tắc phòng ‘đột quỵ sáng sớm, đột quỵ mùa lạnh’ cho tuổi 50 - Ảnh 5.

TPBVSK viên nang "NattoEnzym, NattoEnzym 1000, NattoEnzym Red Rice - Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông - Nguyên liệu Nhật Bản", giúp cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân do thiếu máu não; giúp làm tan cục máu đông trong lòng mạch, giúp tăng tuần hoàn máu; hỗ trợ phòng ngừa bệnh lý liên quan đến cục máu đông do tắc nghẽn mạch máu.

NattoEnzym Red Rice bổ sung men gạo đỏ còn hỗ trợ giảm cholesterol máu cho người mỡ máu cao.

Sản phẩm của: Công ty CP Dược Hậu Giang – Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).

Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 2097/2020/XNQC-ATTP

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên