5 sai lầm mà chúng ta đều mắc phải khi sử dụng smartphone
Smartphone là món đồ mà chúng ta sử dụng gần như nhiều nhất mỗi ngày, nhưng hầu như ai cũng đang mắc sai lầm khi sử dụng nó.
- 27-11-2020Chỉ ra mặt trái về sức khỏe của smartphone và mạng xã hội, bác sĩ bệnh viện Việt Đức: Thật khủng khiếp!
- 29-02-2020Thử dùng smartphone "chống nghiện" của Google, tôi chỉ trụ được 48 giờ nhưng nhận ra con người đang phụ thuộc vào công nghê đến thế nào
- 05-01-2020Hình ảnh xót xa khiến chúng ta tỉnh ngộ nhận ra thực tế đáng buồn của xã hội: Tiến hóa thành 'ghế', làm ‘tù nhân’ của smartphone
Thời đại công nghệ 4.0, smartphone đã trở thành món đồ bất ly thân của nhiều người. Hầu như chúng ta đang sử dụng chúng nhiều nhất trong ngày, từ nghe gọi, nhắn tin, giải trí đến công việc... Tuy nhiên, có 5 sai lầm mà ai cũng đang mắc phải khi sử dụng smartphone .
Để smartphone ở khoảng cách gần khi ngủ
Smartphone về cơ bản là một thiết bị phát và thu sóng điện từ. Điều đó có nghĩa là nó phát ra sóng vô tuyến. Mặc dù nó vẫn chưa được chứng minh, nhưng các nghiên cứu cho thấy sóng điện từ có thể ảnh hưởng đến não của bạn sau khi tiếp xúc trong nhiều giờ. Rất nhiều người cảm thấy bị mệt mỏi hay đau đầu mỗi khi ngủ dậy mà smartphone ở khoảng cách gần.
Và nếu như bạn không thể tắt nguồn hoặc để nó thật xa khi đi ngủ thì hãy thử để nó ở chế độ trên máy bay.
Sử dụng điện thoại quá lâu trước khi đi ngủ
Các ánh sáng từ màn hình của bạn ngăn chặn melatonin, các hormone điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của bạn vì vậy bạn không nên gần nó trong khi bạn ngủ. Ánh sáng xanh từ màn hình smartphone cũng sẽ gây đau đầu, các vấn đề về mắt và thị lực.
Cách giải quyết đơn giản nhất là hãy thử đặt lại mức ánh sáng trên smartphone của bạn, bật bộ lọc ánh sáng xanh, bật chế độ Night Shift hoặc bật chế độ Dark Mode.
Sử dụng smartphone khi tín hiệu kém
Khi bạn thấy tín hiệu yếu trên điện thoại của mình, điều đó có nghĩa là điện thoại của bạn đang cố gắng phát ra tín hiệu mạnh hơn để kết nối và nó có thể sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn. Tiến sĩ Devra Davis, Bộ sức khỏe môi trường tại Mỹ đã có một cuốn sách với tựa đề "Sự thật về bức xạ điện thoại di động, Ngành công nghiệp đang làm gì để che giấu nó và cách bảo vệ gia đình của bạn", trong đó khuyên bạn nên sử dụng điện thoại cố định hoặc để điện thoại càng xa bạn càng tốt khi tín hiệu thấp. Ngoài ra, khi smartphone có tín hiệu kém cũng khiến điện thoại của bạn nóng lên một cách nhanh chóng.
Để smartphone tiếp xúc với da của bạn
Có một số nghiên cứu tập trung vào mối liên hệ giữa smartphone và ung thư, cụ thể là tín hiệu truyền của chúng ở khoảng 900 MHz. Điều này khiến điện thoại của bạn bị nóng và nếu như bạn để nó sát da thì da của bạn sẽ hấp thụ nhiệt dễ dàng theo từng lỗ chân lông li ti. Mặc dù không có bất kỳ tác động nào khác chứng minh rằng bức xạ tần số vô tuyến đối với cơ thể con người, nhưng chúng tôi biết một thực tế là tỷ lệ hấp thụ sẽ giảm đáng kể khi bạn để smartphone xa cơ thể. Nếu được, hãy thử sử dụng tai nghe hoặc loa ngoài trong khi nói chuyện trên để giữ cho nó không chạm vào da bạn và nếu bạn không sử dụng, hãy để nó xa cơ thể bạn để có thể ít tiếp xúc nhất.
Sử dụng điện thoại không đúng tư thế
Có một thực tế đã biết là sử dụng smartphone gây ra các chấn thương ngón tay cái như viêm bao gân. Và có một vấn đề sức khỏe khác mà mọi người hay mắc phải đó là mỏi cổ, khi bạn sử dụng smartphone thường sẽ chúi về phía trước, khi bạn cúi cổ về phía trước để nhìn vào màn hình sẽ tạo áp lực lên cột sống cổ. Thời gian trôi qua, trọng lượng cổ của bạn có thể nặng gấp 5 lần trọng lượng đầu thực tế của bạn.
Hãy giữ điện thoại ngang tầm mắt, giữ cổ càng thẳng càng tốt khi sử dụng.
Theo: BrightSide
Trí thức trẻ