5 thói quen kì lạ chỉ trẻ thông minh mới có, nếu con bạn cũng vậy chắc chắn chúng sở hữu IQ cao ngất ngưởng
1 số thói quen và đặc điểm kỳ lạ khác đã được tìm thấy ở những người có IQ cao ngất ngưởng, con bạn có thói quen kì lạ nào không?
- 01-03-2021Gia đình "anh hùng" đỡ bé gái rơi từ tầng 12: Mẹ là cô giáo mầm non có nguyên tắc dạy con cực nghiêm khắc nhưng chia sẻ của bố mới thật nghẹn ngào
- 25-02-2021Từ vụ nữ sinh lớp 10 bị bạn trai sát hại, nhà báo Trần Thu Hà chia sẻ với phụ huynh làm sao để dạy con yêu đúng cách: "Con chúng ta đã, đang và sẽ chết vì những người con yêu nhiều nhất!"
- 25-02-2021Phỏng vấn 1.200 triệu phú lập nghiệp từ tay trắng về cách dạy con kiếm tiền: Tương lai giàu có bắt đầu từ quan niệm đúng đắn về tiền bạc
Thật khó để có thể đo được sự thông minh nhưng khoa học đã chỉ ra liên kết giữa những thói quen kì lạ này với sự sáng tạo, khả năng học tập và giải quyết vấn đề ở mức độ cao. Cha mẹ nên nhận biết sớm để tránh phá bỏ những thói quen đó, làm ảnh hưởng quá trình phát triển trí não của trẻ.
1. Trẻ thích nói chuyện một mình
Khi trẻ nói chuyện một mình, người lớn sẽ cho rằng các bé có hành động kỳ quặc. Nhưng trong thực tế, đó có thể là một dấu hiệu của kỹ năng tư duy, trí nhớ tốt và khả năng nhận thức cao hơn.
Trong một nghiên cứu của Đại học Wisconsin và Đại học Pennsylvania ở Mỹ, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu những người tham gia ghi nhớ và tìm các đồ vật. Nhóm người tham gia có khả năng ghi nhớ tốt hơn danh sách các vật phẩm cần tìm nếu họ nói to tên của các vật phẩm.
“Ngôn ngữ không chỉ là một hệ thống giao tiếp mà tôi muốn nhấn mạnh rằng nó có thể làm tăng nhận thức và tăng cường tư duy”, tác giả nghiên cứu – Tiến sĩ Gary Lupyan chia sẻ. Bằng cách phát âm tên của các đồ vật quen thuộc, “bạn đã kích hoạt các thuộc tính hình ảnh trong não để giúp bạn tìm thấy đồ vật đó”.
2. Nhìn chằm chằm vào một sự vật trong thời gian dài
Não bộ con người luôn trong trạng thái vận động liên tục. Với trẻ em ở tuổi phát triển trí não, các em luôn tò mò về mọi thứ. Đặc biệt, khi trẻ nhìn chằm chằm vào một sự vật trong thời gian dài, có thể các em đang dành thời gian tư duy, giải quyết những thắc mắc của bản thân.
Đây là biểu hiện của những trẻ IQ cao , có khả năng tự cải thiện năng lực tư duy. Cha mẹ có thể dạy con cách ghi chép những điều quan sát được, từ đó hệ thống thành một cuốn "bách khoa toàn thư" cho riêng mình. Phương pháp này khuyến khích khả năng quan sát, tư duy, phân tích và ghi chép của trẻ.
3. Thích quan sát những điều nhỏ nhặt
Trẻ em thích tập trung quan sát những vật nhỏ như lá cây, con kiến. Khi còn bé, nhà sinh vật học người Anh Charles Darwin cũng có sở thích nhìn chằm chằm xuống đất và quan sát các sinh vật di chuyển. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, trẻ 1-10 tuổi luôn tò mò về thế giới xung quanh.
Cha mẹ nên nuôi dưỡng tính tò mò cho trẻ khi còn nhỏ, bằng cách cho trẻ đi dạo, khám phá và tiếp xúc với thiên nhiên, môi trường xung quanh. Phương pháp này giúp trẻ hứng thú với thế giới và khơi dậy tiềm năng của mỗi người.
Nuôi dưỡng tính tò mò từ khi còn nhỏ giúp trẻ hứng thú với thế giới và khơi dậy tiềm năng của mỗi người.
4. Thường bị thu hút bởi những thứ mới mẻ, chuyển động
Khi học bài, làm việc, một số trẻ mất tập trung và bị thu hút bởi những thứ mới lạ xung quanh. Các em thường bị cho là kém cỏi, ngờ nghệch. Thực tế, đây là hành vi biểu lộ khả năng tập trung cao của trẻ.
Những đứa trẻ thông minh, quan sát tốt, thường bị thu hút bởi những thứ mới lạ và dành nhiều thời gian để suy nghĩ, tìm tòi sự vật, vấn đề đó. Cha mẹ không nên cắt ngang mạch suy nghĩ của con. Thay vào đó, hãy cho trẻ thời gian, không gian riêng để các em tư duy và phát huy hết khả năng của bản thân.
Những đứa trẻ thông minh, quan sát tốt, thường bị thu hút bởi những thứ mới lạ.
5. Trẻ thích ở một mình
Các nhà nghiên cứu Anh và Singapore đã yêu cầu 15.000 người trong độ tuổi từ 18 đến 28 tham gia một cuộc khảo sát và kiểm tra IQ. Họ thấy rằng những người rất thông minh sẽ không hài lòng với cuộc sống của họ nếu họ giao tiếp với bạn bè một cách thường xuyên. Các nhà khảo sát đưa ra giả thuyết rằng sự mất kết nối này là do ma sát tiến hóa giữa não bộ và môi trường xã hội của chúng ta.
“Tổ tiên của chúng ta sống như những người thợ săn bắn hái lượm trong các nhóm nhỏ khoảng 150 cá nhân. Ở trong bối cảnh như vậy, việc tiếp xúc thường xuyên với bạn bè, đồng minh là cần thiết cho sự sinh tồn và sinh sản của cả hai giới".
Ngày nay, chúng ta vẫn dựa vào các nhóm xã hội liên kết chặt chẽ nhưng có thể bộ não của chúng ta vẫn chưa bắt kịp với hàng chục tương tác xã hội phải đối mặt mỗi ngày. Carol Graham, một nhà nghiên cứu của Viện Brookings dù không tham gia nghiên cứu cũng cho rằng: “Những người có chỉ số thông minh cao và khả năng sử dụng trí thông minh thì ít có khả năng dành nhiều thời gian cho việc giao tiếp xã hội vì họ tập trung vào những vấn đề dài lâu”.
Pháp luật và Bạn đọc