5 trận chung kết Olympia sai sót, làm thay đổi quán quân khiến khán giả bức xúc
Trả lời đúng nhưng không được điểm, BTC và ban cố vấn bất nhất ý kiến, phát âm sai vẫn thành quán quân… là những sai sót từng xuất hiện trong các trận chung kết Olympia.
- 06-10-2021Nữ sinh về cuối trong trận Chung kết Olympia năm thứ 2: Đang giữ 1 chức vụ cực oách, thành công chẳng kém Quán quân
- 20-09-20214 thí sinh bước vào Chung kết năm Olympia 2021: Việt Thái đỉnh cỡ nào vẫn "chịu thua" trước 1 nhân vật được mệnh danh "thần đồng"
- 01-07-20214 thí sinh chung kết Olympia 1 năm trước: Người đậu ĐH sớm, người được shark Liên nhòm ngó, riêng Quán quân đi làm TikToker
1. TRẢ LỜI ĐÚNG NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC ĐIỂM
Đó là tình huống xảy ra trong trận chung kết năm thứ 14. Thí sinh Hoàng Bách nhận được câu hỏi: “Vì sao dung dịch muối có tính sát trùng?”. Nam sinh này đưa ra câu trả lời: “Vì dung dịch nước muối tạo môi trường ưu trương nên khi vi khuẩn ở trong dung dịch nước muối sẽ bị mất nước mà chết”.
Đáp án của Hoàng Bách không được ban cố vấn chấp nhận và đương nhiên không được cộng điểm. Tuy nhiên sau chương trình, nhiều giáo viên cho rằng câu trả lời mà Hoàng Bách đưa ra có thể chấp nhận được, bởi cậu đã vận dụng kiến thức về quá trình thẩm thấu trong chương trình Sinh học lớp 10.
Trọng Nhân và Hoàng Bách trong trận chung kết Olympia năm thứ 14.
Điều đáng nói, nếu câu trả lời của Hoàng Bách được chấp nhận, cậu sẽ san bằng điểm số với thí sinh Trọng Nhân - Quán quân năm thứ 14.
Trước những phản hồi trái chiều từ dư luận, BTC, ban cố vấn cùng các thí sinh tham gia trận chung kết đã mở một cuộc họp và đưa ra quyết định. Kết quả cuối cùng, BTC giữ nguyên đáp án đã công bố. Ngôi vị Quán quân của cuộc thi được giữ nguyên. Phương án xử lý này đã không làm thỏa mãn kỳ vọng của khán giả.
2. QUÁN QUÂN BỊ ĐÒI TRỪ ĐIỂM
Trong trận chung kết Olympia năm thứ 12, ở phần thi Tăng tốc có câu hỏi: “3 mặt trời = 2 ngôi sao, 1 ngôi sao 4 mặt trăng = 1 mặt trăng 5 mặt trời. Hỏi sẽ có bao nhiêu mặt trời để cán cân thăng bằng: 2 mặt trăng 4 ngôi sao = 1 mặt trăng 1 ngôi sao ? mặt trời”.
6 đáp án được đưa ra từ A-F tương ứng 4-9. Chọn đáp án C (6 mặt trời) và đưa ra câu trả lời nhanh thứ 2, Thái Hoàng đã được cộng thêm 30 điểm. Sau đó, nhiều thầy cô và các khán giả phân tích đáp án mà BTC đưa ra đều sai. Câu trả lời chính xác phải là một số lẻ: 5 2/3 (5,6666...), chứ không phải 6.
Nhà vô địch Olympia năm thứ 14 Đặng Thái Hoàng.
Câu hỏi gây tranh cãi trong cuộc thi năm ấy.
Nếu vậy, Đặng Thái Hoàng sẽ phải bị trừ 30 điểm trong tổng điểm chung cuộc. Số điểm sau khi bị trừ lại thấp hơn tổng điểm chung cuộc của Á quân Thân Ngọc Tĩnh.
Thời điểm đó cố PGS.TS Văn Như Cương cũng đưa ra quan điểm, câu hỏi nói trên sai và không thể công nhận 30 điểm của thí sinh Đặng Thái Hoàng. Vị trí Quán quân phải thuộc về thí sinh Thân Ngọc Tĩnh.
Dẫu vậy, BTC cuộc thi vẫn quyết định giữ nguyên kết quả với lý do: “Mọi khiếu nại phải do thí sinh đưa ra và chỉ có hiệu lực trong thời gian ghi hình phần thi đó”.
3. BAN TỔ CHỨC VÀ BAN CỐ VẤN BẤT NHẤT
Cũng trong phần thi Tăng tốc của trận chung kết năm thứ 11. BTC đưa ra câu hỏi: “Đây là gì?” với 5 gợi ý:
1. Đây là hợp chất vô cơ.
2. Cấu trúc mạng tinh thể, liên kết ion.
3. ..?.. của rừng (tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp).
4. Một loại gia vị
5. Salt.
Quán quân Olympia năm thứ 11 Phạm Thị Ngọc Oanh.
¾ thí sinh đưa ra đáp án là: “Muối” được MC Tùng Chi công nhận. Còn Ngọc Oanh có câu trả lời là: “Muối ăn” và không được tính điểm. Thế nhưng sau đó, thầy Nguyễn Đức Chuy, thành viên ban cố vấn của chương trình lại cho rằng đáp án của Ngọc Oanh mới là chính xác nhất. Bởi gợi ý cuối cùng của câu hỏi là hình ảnh người nông dân đang làm muối.
Năm đó, Ngọc Oanh lên ngôi vô địch nhưng dư âm của trận chung kết là những tranh cãi của khán giả. Nhiều người nhận định, cả đáp án “Muối” và “Muối ăn” đều không phù hợp với gợi ý mà chương trình đưa ra.
Cụ thể, với gợi ý thứ 3 là tên tác phẩm “Muối của rừng” thì đáp án “Muối ăn” không chính xác. Nhưng với gợi ý “Liên kết ion” và “Một loại gia vị” thì đáp án “Muối” cũng không đúng.
4. PHÁT ÂM TIẾNG ANH SAI VẪN VÔ ĐỊCH
Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 10 Phan Minh Đức cũng có một màn đăng quang không trọn vẹn. Đó là do trong một câu hỏi tiếng Anh ở phần thi Về đích, Phan Minh Đức đã phát âm và đánh vần sai đáp án “plumber” (thợ sửa ống nước).
Minh Đức nói ['plʌmbə] (pờ-lăm-bờ) trong khi phát âm đúng phải là ['plʌmə] (pờ-lăm-mờ). Được MC Tùng Chi yêu cầu đánh vần đáp án, Minh Đức nói 2 lần: “p-l-u-m-p-e-r”.
Theo khán giả, nếu Minh Đức phát âm như vậy thì đáp án phải là “plumper” chứ không phải “plumber”.
Phan Minh Đức vẫn trở thành người chiến thắng dù phát âm sai từ tiếng Anh.
Dẫu vậy, câu trả lời của Minh Đức vẫn được chấp nhận. Cố vấn tiếng Anh của chương trình giải thích, hầu hết người châu Á đều dễ phát âm nhầm lẫn, còn phần đánh vần không có trong yêu cầu câu hỏi.
Chung cuộc, nam sinh trường Ams đã lên ngôi vô địch. Nhưng nhiều khán giả cho rằng việc công nhận đáp án này là thiệt thòi cho thí sinh Đức Hiếu - người rượt đuổi từng điểm số với Minh Đức.
5. CHƯƠNG TRÌNH SAI SÓT, THAY ĐỔI QUÁN QUÂN
Trận chung kết Olympia năm thứ 5 cũng chứng kiến một tình huống hy hữu làm thay đổi kết quả chung cuộc.
Ở câu hỏi gần cuối trong phần thi Về đích, Đỗ Lâm Hoàng đã đưa ra một đáp án hơi dài dòng và được MC Minh Vũ chấp nhận, được cộng 20 điểm.
Một lúc sau, ban cố vấn lại bất ngờ đưa ra ý kiến ngược lại, Lâm Hoàng bị trừ 20 điểm vừa được cộng. Lâm Hoàng rất sốc trước quyết định này, chưa kể người đang đuổi sát nút là Thái Bảo chỉ kém đúng 10 điểm.
Lâm Hoàng (thứ 2 từ phải vào) và Thái Bảo (ngoài cùng bên phải) có cuộc rượt đuổi điểm số gay cấn trong trận chung kết Olympia năm thứ 5.
BTC đã thay một câu hỏi khác cho Lâm Hoàng, nếu trả lời đúng sẽ được cộng 20 điểm vừa bị trừ. Mặc dù có chút mất bình tĩnh vì sự cố vừa xảy ra, Lâm Hoàng vẫn đưa ra câu trả lời chính xác để giành chiến vòng nguyệt quế. Song, nhiều cổ động viên vẫn bức xúc vì nếu không có sự sai sót không đáng có từ phía BTC, Á quân Thái Bảo có thể là nhà vô địch.
Nhịp sống Việt