5 vụ triệu hồi ô tô lớn nhất thế giới
Vì nhiều lỗi kỹ thuật khác nhau mà các nhà sản xuất buộc phải thu hồi hàng triệu ô tô nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- 18-11-2019Liệu thịt lợn có tiếp tục lên "cơn sốt" giá?
- 18-11-2019Hàn Quốc - miền đất hứa của thị trường xa xỉ phẩm
- 18-11-2019Người Việt xôn xao bàn tán về hai mẫu xe mới của VinFast: 'Mong chờ một mức giá rẻ'
1. Lỗi túi khí Tanaka: thu hồi 42 triệu xe
(Ảnh: Hotcars)
Lỗi túi khí Tanaka là vụ bê bối nhất lịch sử ô tô. Trong khoảng từ năm 2000 đến 2008, nhà cung cấp phụ tùng ô tô Takata sản xuất các túi khí kém chất lượng, có thể bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và gây nổ với áp lực quá mức cho phép. Khoảng 50 nhà sản xuất xe hơi phải thu hồi xe của họ với chi phí rất lớn.
2. Lỗi đánh lửa: thu hồi 30 triệu xe GM
(Ảnh: Hotcars)
Công tắc đánh lửa bị lỗi khiến nhiều xe nhỏ GM gặp vấn đề với mô-men xoắn và độ rung như Chevy Cobalt, Malibu và Pontiac. Vì vậy, tháng 2/2014, 800.000 xe bị triệu hồi. Đến 30/6/2019, con số này tăng lên 29 triệu xe chỉ riêng ở Bắc Mỹ. Tổng cộng có 30 triệu xe GM bị thu hồi trên toàn thế giới.
3. Ford triệu hồi 14 triệu xe
(Ảnh: Hotcars)
Năm 2014, Tập đoàn ô tô Ford của Mỹ công bố 4 đợt triệu hồi xe, với số lượng lên đến gần 1,4 triệu chiếc, do các vấn đề liên quan đến hệ thống trợ lực lái, hiện tượng gỉ sét và kẹt chân ga ở một số mẫu xe.
4. Toyota thu hồi 14 triệu xe
(Ảnh: Hotcars)
Năm 2015, Toyota ban hành lệnh thu hồi toàn cầu đối với khoảng 6,5 triệu xe để sửa lỗi công tắc cửa sổ điện. Trước đó, vào năm 2010, Toyota cũng triệu hồi hàng loạt xe vì lỗi cửa sổ điện. Năm 2018, 2,5 triệu xe khác bị thu hồi một lần nữa vì sự cố cửa sổ điện. Tổng số xe Toyota bị thu hồi vì sự cố cửa sổ điện là khoảng 14 triệu xe.
5. 11 triệu xe Volkswagen diesel bị thu hồi
(Ảnh: Hotcars)
Khoảng 11 triệu xe động cơ diesel của hãng Volkswagen trên toàn thế giới sử dụng thiết bị gian lận khí thải. 4 thương hiệu thuộc Tập đoàn Volkswagen liên quan đến vụ bê bối gian lận khí thải, gồm: Audi, Seat, Skoda và Volkswagen.
VTC News