50 USD/thùng sẽ là mức giá “kỳ diệu” của giá dầu
Các nhà phân tích nhận định rằng mức 50 USD/thùng sẽ là mức giá “kỳ diệu” của giá dầu. Nếu vượt qua được ngưỡng này, giá dầu sẽ có hy vọng quay lại mức đỉnh cao từng đạt được hồi giữa năm 2014.
- 08-09-2016Giá dầu tăng phiên thứ 3 liên tiếp
- 06-09-2016Giá dầu tăng vì thỏa thuận ở G20
Những biến động trong tuần trước của giá dầu và những ảnh hưởng của nó tới thị trường chứng khoán toàn cầu đã khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại. Tuy nhiên, dựa vào đó, một số nhà phân tích đã chỉ ra mối quan hệ tương quan giữa giá dầu và tiền tệ tại các thị trường mới nổi.
Các quốc gia nhập khẩu hàng hóa như Ấn Độ hay Indonesia đã được hưởng lợi từ giá dầu thấp trong khi các quốc gia xuất khẩu Nga hay Brazil lại phải chịu một cú sốc kinh tế lớn. Giờ đây, khi giá dầu có dấu hiệu phục hồi, đồng Rúp của Nga như có một chiếc phao cứu sinh.
Đồng Rúp là một trong những đồng tiền hoạt động tốt nhất trên thị trường tiền tệ mới nổi năm 2016. Tính từ đầu năm tới nay, đồng Rúp đã tăng hơn 12% so với đồng USD.
Diễn biến của giá dầu Brent (màu xanh) và tỷ giá USD/RUB (màu cam) kể từ đầu năm tới nay
Chiến lược gia tiền tệ Piotr Matys của Rabobank cho rằng sự tăng trưởng của đồng Rúp tới từ mối liên hệ chặt chẽ giữa đồng tiền này và giá dầu mỏ.
Trong cuộc phỏng vấn với CNBC ngày 9/9, ông Matys nhận định rằng mối tương quan giữa giá dầu và đồng Rúp hiện nay là khá mạnh. Thoạt nhìn, nhiều người cho rằng sự phục hồi của đồng Rúp chỉ phụ thuộc vào giá dầu. Tuy nhiên, ông Matys cho biết mức lãi suất hấp dẫn 10,5% tại Nga cũng là một yếu tố chủ chốt.
Theo vị chiến lược gia này, đồng Rúp (Nga) và đồng Real (Brazil) chỉ là 2 trong số nhiều đồng tiền trên thị trường mới nổi hưởng lợi nhờ việc lợi suất của các kênh đầu tư toàn cầu giảm xuống mức rất thấp như hiện nay.
Con số 50 USD/thùng còn “kỳ diệu” với giá dầu?
Đồng Rupee (Ấn Độ) đã luôn bị đặt dưới áp lực, ngay cả khi giá dầu hồi phục. Ấn Độ là một trong những nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. Lượng dầu nhập khẩu chiếm 80% tổng nhu cầu sử dụng và tương đương với 2/3 tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia này. Do đó, khi giá dầu giảm, giá hàng hóa nhập khẩu vào Ấn Độ cũng giảm. Điều này đã giúp tài khoản vãng lai của Ấn Độ bớt thâm hụt.
Trong vòng 4 năm qua, giá dầu đã có thời điểm giảm xuống mức 26 USD/thùng do sự phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng tại Trung Quốc. Các nhà phân tích nhận định rằng mức giá. Nếu vượt qua được ngưỡng này, giá dầu sẽ có hy vọng quay lại mức đỉnh cao nhất mọi thời đại từng đạt được hồi giữa năm 2014.
Trong cuộc phỏng vấn với CNBC hồi tháng 8, giám đốc đầu tư Mihir Worah của Primco cho rằng mức giá đúng hiện nay của giá dầu phải ở mức 50-60 USD/thùng.
Theo ông Worah, giá chính xác của loại nguyên liệu này trong vòng vài năm tới sẽ giao động quanh mức 50-60 USD/thùng. Điều đó đồng nghĩa với việc cung-cầu đang ở mức cân bằng.
Kể từ đầu năm tới nay, giá dầu WTI đã tăng gần 27% và giá dầu Brent tăng hơn 31%. Mặc dù vậy, giá dầu đã có nhiều biến động do những lo ngại xung quanh vấn đề dư cung, tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc và thỏa thuận đóng băng sản lượng của các cường quốc dầu mỏ.
Lượng dầu lưu kho của Mỹ bất ngờ giảm mạnh đã giúp giá dầu tăng tới 4% trong phiên giao dịch ngày 8/9 – mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 4.
Nhà phân tích Craig Erlam của Oanda cho rằng đợt sụt giảm bất ngờ tại Mỹ có thể đẩy giá dầu Brent lên trên mức 50 USD/thùng mặc dù các yếu tố dẫn tới điều này chỉ là tạm thời. Ông Erlam dự báo thị trường sẽ sớm có một đợt điều chỉnh và sau đó áp lực tăng sẽ tiếp tục duy trì trong ngắn hạn.
Người đồng hành