MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

6 bí ẩn của thế giới mà đến nay khoa học vẫn không tài nào giải đáp nổi, dù đã rất nỗ lực tìm kiếm

16-01-2021 - 09:57 AM | Sống

6 bí ẩn của thế giới mà đến nay khoa học vẫn không tài nào giải đáp nổi, dù đã rất nỗ lực tìm kiếm

Những phát hiện ấy có thể tồn tại từ rất lâu rồi. Nhưng trải qua nhiều năm, vẫn chưa ai biết bí mật đằng sau là gì.

Khoa học tồn tại vốn là để giúp con người ngày càng tiến bộ hơn, và cũng là để giải đáp những bí ẩn tồn tại trong cuộc sống. Tuy nhiên, đã có rất nhiều lần các chuyên gia bị lạc lối vì chính những thứ họ tìm ra.

Từ những nền văn minh kỳ lạ trong quá khứ, những vật dụng chẳng ai hiểu... tất cả đều rất bí ẩn, mà đến nay vẫn chưa thể giải đáp.

1. Đã từng có một Nam Cực còn "xanh mượt" hơn cả rừng Amazon

6 bí ẩn của thế giới mà đến nay khoa học vẫn không tài nào giải đáp nổi, dù đã rất nỗ lực tìm kiếm - Ảnh 1.

Nam Cực cho đến thời điểm hiện tại vẫn là lục địa xa xôi và lạnh giá nhất thế giới. Nhưng nếu như đã từng có thời điểm lục địa khô hạn này tràn ngập nắng ấm và cây cối xanh mượt, cùng vô số các loài chim nhiệt đới thì sao nhỉ?

Câu hỏi này thực chất là nỗi băn khoăn thực sự của giới khoa học, dựa trên các hóa thạch được tìm thấy. Các chuyên gia đã phát hiện ra rất nhiều hóa thạch cho thấy sự tồn tại của động thực vật nhiệt đới tại Nam Cực, có niên đại từ hàng chục triệu năm trước. Vấn đề là bằng cách nào vùng đất ấm áp ấy lại trở nên lạnh lẽo như ngày nay thì chưa ai hiểu được cả.

2. Nền văn minh sụp đổ tại sa mạc Kalahari

6 bí ẩn của thế giới mà đến nay khoa học vẫn không tài nào giải đáp nổi, dù đã rất nỗ lực tìm kiếm - Ảnh 2.

Cuối thế kỷ 19, nhà thám hiểm William Leonard Hunt đã quyết định thực hiện một chuyến đi tại sa mạc Kalahari (Botswana) cùng con trai nuôi tên Lulu. Họ chụp lại ảnh, vẽ lại toàn bộ khu vực có thể, và tìm ra một di chỉ cho thấy sự tồn tại của một nền văn minh trong sa mạc này.

Phát hiện của Hunt đã mang đến sự phấn khích tột độ cho giới khảo cổ học ở thời điểm đó. Tuy nhiên, rất nhiều chuyến thám hiểm sau đó để tìm kiếm thành phố bí ẩn tại đây đều không mang lại kết quả gì.

3. Những tảng đá bí ẩn tại bờ biển Mexico

6 bí ẩn của thế giới mà đến nay khoa học vẫn không tài nào giải đáp nổi, dù đã rất nỗ lực tìm kiếm - Ảnh 3.

Chúng được gọi là Sinaloa petroglyphs (bản khắc đá Sinaloa), nằm trên bờ biển Thái Bình Dương phía nam Sinaloa (Mexico). Đó là những tảng đá dạng tròn có vẻ là đá núi lửa, được khắc rất nhiều hình kỳ lạ về người, động vật, và những hình trừu tượng khác nữa.

Nguồn gốc của những tảng đá - cũng như ý nghĩa của bản khắc - hiện vẫn chưa được làm rõ. Chỉ biết, nó tồn tại trong giai đoạn từ năm 1000 - 300 trước Công nguyên. Đây hiện tại vẫn là một thách thức rất lớn đối với các nhà khảo cổ học và giới giải mã nói riêng.

4. Những dấu chân khổng lồ tại ngôi đền của người Syria

6 bí ẩn của thế giới mà đến nay khoa học vẫn không tài nào giải đáp nổi, dù đã rất nỗ lực tìm kiếm - Ảnh 4.

Đền Ain Dara tại Syria là một địa danh rất nổi tiếng, và thứ khiến nó đặc biệt là vì những dấu chân khổng lồ được chạm khắc ngay trên lối vào.

Những dấu chân ấy phải gấp 3 lần chân người thường, và hiện tại vẫn đang gây tranh cãi về nguồn gốc. Đó là chân người hay chân động vật? Và nếu là người thì phải chăng là người khổng lồ?

Cuộc tranh cãi này hiện vẫn chưa có hồi kết. Nhiều người tin rằng đây đơn giản chỉ là một biểu tượng thần thánh nào đó được người xưa chạm khắc lên mà thôi.

5. Công nghệ hiện đại nhưng lại từ... hàng thiên niên kỷ trước

6 bí ẩn của thế giới mà đến nay khoa học vẫn không tài nào giải đáp nổi, dù đã rất nỗ lực tìm kiếm - Ảnh 5.

Vật thể trong ảnh trên được trục vớt từ một con tàu đắm ở đảo Antikythera vào năm 1901. Nó dùng để theo dõi chu kỳ các hành tinh trong Hệ Mặt trời, bao gồm chuyển động của Mặt trời, Mặt trăng, sao Kim, sao Thủy sao Mộc và sao Thổ. Điều đáng nói là thứ cơ chế này khá hiện đại, vậy mà đã tồn tại từ hàng thiên niên kỷ trước.

6. Những tảng đá hình cầu ở Costa Rica

6 bí ẩn của thế giới mà đến nay khoa học vẫn không tài nào giải đáp nổi, dù đã rất nỗ lực tìm kiếm - Ảnh 6.

Các nhà khảo cổ nhận định, những tảng đá do các nền văn minh cổ xưa tạo ra, thậm chí có niên đại từ năm 600 TCN. Chúng được tạo nên nhờ những tảng đá nhỏ hơn.

Một số người tin rằng chúng được dùng để chỉ hướng, hoặc nhằm mục đích nào đó liên quan đến thiên văn học. Nhưng kỳ thực, lý do tồn tại thực sự của những tảng đá này vẫn là điều bí ẩn, bất chấp việc con người đã phát hiện ra chúng từ lâu.

Nguồn: BS, VT.co


Theo JD

Trí thức trẻ

Trở lên trên