6 bí quyết để biến ước mơ thành hiện thực của tiến sĩ 25 năm phát triển đội ngũ lãnh đạo
Theo tiến sĩ Ric Kelly, các doanh nhân thành đạt luôn biết vận dụng kỹ thuật mường tượng sáng tạo để đặt ta mục tiêu và ước nguyện cho chính mình.
- 21-11-2016Edison nói 99% thành công là từ luyện tập, nhưng nghiên cứu này chỉ ra con số ấy chỉ là 12% mà thôi
- 21-11-2016Bạn học được gì từ thành công của người đàn bà quyền lực Facebook - Sheryl Sandberg?
- 19-11-2016"Tiến lên hoặc chết, nếu bạn muốn thay đổi đừng tập trung vào kết quả": Bí quyết thành công của ông chủ hãng Zara
- 18-11-2016Thức khuya, dậy... muộn cũng giúp bạn thành công - và đây là lý do
- 18-11-2016Số ít thành công vì biết kiểm soát tâm trí, cảm xúc và vượt qua 6 thử thách này!
Walt Disney, cha đẻ của hãng phim hoạt hình nổi tiếng, từng nói: "Cách tốt nhất để bắt đầu là ngừng nói và bắt tay vào làm”. Đó cũng chính là cách mà tiến sĩ Ric Kelly - người có 25 năm kinh nghiệm trong việc phát triển đội ngũ lãnh đạo cho các công ty đa quốc gia - vận dụng để hiện thực hoá ước mơ thành lập công ty tư vấn và phát triển nguồn nhân sự lãnh đạo của mình.
6 bí quyết sau của tiến sĩ có thể giúp bạn biến ước mơ thành hiện thực:
1. Vận dụng khả năng sáng tạo
Trong cuốn sách có tựa đề "Creative Visualization|" (Trí tưởng tượng mở con đường), nữ nhà văn Shakti Gowain cho rằng, sáng tạo là kỹ thuật vận dụng trí tưởng tượng giúp bạn đạt được điều mình mong muốn trong cuộc sống. Đó chính là khả năng tưởng tượng tự nhiên vốn có mà có thể bạn đã sử dụng một cách vô thức.
Việc vận dụng sức mạnh mường tượng một cách có ý thức và chủ đích hơn sẽ giúp bạn chuyển hoá những điều mình mơ ước thành những khả năng mang tính hiện thực trong tương lai.
Các vận động viên thể thao là một ví dụ điển hình. Họ luôn lấy sức mạnh tưởng tượng tiềm ẩn này làm nguồn cảm hứng thúc đẩy mình phấn đấu để đạt được thành tích xuất sắc trong các cuộc thi đấu.
Các doanh nhân thành đạt luôn biết vận dụng kỹ thuật mường tượng sáng tạo để đặt ta mục tiêu và ước nguyện cho chính mình.
2. Ưu tiên hiện thực hoá các ước mơ
Trong cẩm nang rèn luyện đi đến thành công "Seven Habits of Highly Effective People” (7 Thói quen Để Thành đạt), tác giả Stephen R. Covey khuyên bạn đọc hãy luôn nghĩ đến kết quả mà bạn sẽ nhận được trong tương lai.
Việc biết rõ điều bạn muốn đạt được và có khả năng ưu tiên những nguyện vọng dù nhỏ nhặt thành một mục tiêu cao nhất chính là cách khởi đầu để bắt tay hiện thực hoá những điều mình mong ước.
Các mục tiêu cần phải có "độ căng”, không được quá xa vời thực tế vì điều đó sẽ khiến các mục tiêu không thể đạt được cũng như không nên quá dễ dàng đạt được.
Theo đuổi một mục tiêu luôn đi kèm với thử thách song sẽ thúc đẩy chúng ta hướng tới tầm nhìn của mình.
Như trong cuốn sách "Creating" (Sáng tạo), nhà văn Robert Fritz đã nói: "Để lửa bùng cháy, khúc gỗ nằm trên cùng bao giờ cũng dẫn ngọn lửa bốc lên cao. Trong quá trình sáng tạo, điểm lớn và cao hơn mức bạn từng trải qua có thể làm tăng xung lượng, năng lượng và sức mạnh sáng tạo".
3. Lập kế hoạch lộn ngược
Học giả nổi tiếng người Mỹ - Warren Bennis - từng nói: "Các vận động viên leo núi không bắt đầu ngay bằng việc trèo từ chân núi. Họ quan sát điểm họ muốn đến và lập kế hoạch ngược cho đến điểm xuất phát”.
Khi bạn bắt đầu bằng luôn khắc cốt, ghi tâm về cái đích mình cần hướng tới và đề ra một kế hoạch hành động, thì có nghĩa là bạn có thể bắt đầu làm việc ngược (từ cuối đến đầu).
Làm việc ngược phá vỡ khái niệm thông thường của bộ não về thuyết nhân quả. Đây là yếu tố then chốt cho việc lập kế hoạch lộn ngược, khi bạn bắt đầu với một mục tiêu rõ ràng và nghĩ ngược lại thông qua các bước cần thiết để đạt được mục tiêu cho tới khi bạn quay trở lại mốc hiện tại. Việc đặt ra mốc thời gian với các mục tiêu ngắn hạn cũng sẽ giúp bạn tiến nhanh hơn đến mục tiêu lớn mình đã đề ra trong tương lai.
Ví dụ, hãy hình dung về điều bạn muốn đạt được trong chặng đường năm năm tới từ bây giờ. Trước tiên, bạn lập kế hoạch những gì bạn cần làm trong năm năm, một năm, sáu và công việc bạn cần làm mỗi tháng để đạt được mục tiêu dài hạn của mình.
Sau khi đạt được mục tiêu hàng tháng, bạn có thể nhìn lại các mục tiêu mình đã đề ra và điều chỉnh chúng khi cần thiết.
4. Theo dõi tiến triển
Một trong những lợi ích của giải pháp tối ưu về đề ra mục tiêu và tầm nhìn đó là các cá nhân có thể nhìn thấy rõ mỗi hành động và nỗ lực thúc đẩy họ như thế nào để đạt được mục tiêu cao nhất. Điều này góp phần tạo ra xung lượng và động cơ thúc đẩy.
5. Chia sẻ tầm nhìn để tạo hiệu quả tối đa
Một tầm nhìn thực tế, có mục tiêu sẽ trụ vững trước những tác nhân bất lợi và có nhiều khả năng nhận được sự ủng hộ của nhiều người.
Trong cuốn sách "Synchronicity" (Đồng nhịp), tác giả Joseph Jaworski khám phá những kết quả tích cực của việc cởi mở chia sẻ các mục tiêu và tầm nhìn được xây dựng, đó là mọi người bắt đầu hiểu nguyện vọng và những ưu tiên của bạn để có thể đóng góp và giúp bạn thành công.
6. Biết điểm cần dừng
Như Robert Fritz từng nói, mục tiêu muốn đạt được phải luôn gắn với thực tế hiện tại. Hãy từ bỏ những điều mơ ước huyễn hoặc, không thực tế mà có thể làm cạn kiệt năng lượng và sự sáng tạo của bạn và đặt ra những nguyện vọng có thể đạt được nếu bạn không muốn trả giá.
Chúng ta không bao giờ nên từ bỏ điều mình mơ ước. Song trong cuộc sống luôn có sự khác biệt giữa việc chỉ dừng lại ở mơ ước và việc biến ước mơ thành hiện thực. Khả năng tạo ra xung lượng cá nhân và đạt được các mục tiêu có tính hiện thực là yếu tố quyết định đến khả năng làm chủ và làm nên câu chuyện thành công của hầu hết doanh nhân thành đạt.