MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

6 bước ngoặt quan trọng trong lịch sử khiến Thung lũng Silicon trở thành trung tâm công nghệ của thế giới

13-01-2020 - 08:41 AM | Tài chính quốc tế

Phiên chất vấn năm 2018 của CEO Mark Zuckerberg đã đánh dấu một kỷ nguyên mới về trách nhiệm trong lĩnh vực công nghệ.

Mọi người thường xem các công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon như là một ngành công nghiệp tồn tại độc lập và ít bị ràng buộc bởi các quy định. Tuy nhiên nhà sử học Jeannette Estruth, đồng thời là trợ lý Giáo sư lịch sử tại Bard College và là một hội viên tại Trung tâm Harvard Berkman Klein lại cho rằng Thung lũng Silicon, bằng nhiều cách khác nhau, là một "kế hoạch" của chính phủ liên bang.

"Nguồn gốc của nó hoàn toàn bị chi phối bởi chính phủ," bà nói. Bà đã chỉ ra các hợp đồng liên bang với các trường đại học ở Vùng Vịnh trong và sau Thế chiến II, cũng như mức độ gắn kết chặt chẽ giữa sự phát triển của chúng với chiến tranh. Nhu cầu to lớn về nghiên cứu và chế tạo các sản phẩm phục vụ chiến tranh đã khiến vùng đất này phát triển một cách bùng nổ."

"Mọi người thường không nghĩ về cơ sở hạ tầng," Estruth nói, lưu ý về tầm quan trọng của cuộc bùng nổ nhà ở sau chiến tranh, và sau đó là việc mở rộng sân bay San Jose, tất cả đều có liên quan tới Thung lũng Silicon.

Giờ đây, với sự kiện Mark Zuckerberg điều trần trước quốc hội và kế hoạch phá vỡ các tập đoàn công nghệ lớn của ứng cử viên tổng thống đảng dân chủ Elizabeth Warren, Estruth cho rằng chúng ta có thể bước vào kỷ nguyên mới trong việc tăng cường trách nhiệm và giám sát tại Thung lũng Silicon.

Hãy cùng nhìn lại sáu khoảnh khắc bất ngờ mà Estruth đề cập đã định hình Thung lũng Silicon ngày nay:

1. Thung lũng Silicon hiện đại phát triển như ngày hôm nay là kết quả của việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Thế chiến II.

Trong Thế chiến II và những năm sau đó, số lượng các trường đại học nghiên cứu chiến tranh đã bùng nổ. Đại học Stanford và UC Berkeley đã trở thành một phần của kho tàng tri thức và sáng tạo trong việc lập bản đồ và địa lý, vũ khí, giám sát và tính toán.

Với sự hiện diện của Mỹ trong chiến tranh Thái Bình Dương, Bờ Tây đã trở thành một trung tâm trọng yếu về đóng tàu, vận chuyển quân đội và vật liệu, thực phẩm. Con người, tiền bạc và tài nguyên đang di chuyển trong khu vực và trong không gian trường đại học, tạo tiền đề cho sự bùng nổ công nghệ.

Đàn ông từ các vùng khác của đất nước đã di chuyển qua Vùng Vịnh để tìm việc làm hoặc lên đường tới châu Á để chiến đấu, và một số người trong số họ đã nhìn thấy nơi mà mình muốn định cư trong tương lai. Một số lượng lớn nhà cửa đã được xây dựng.

6 bước ngoặt quan trọng trong lịch sử khiến Thung lũng Silicon trở thành trung tâm công nghệ của thế giới - Ảnh 1.

Số lượng nhà ở San Jose, California bùng nổ tại thời điểm đó (Nguồn: Business Insider).

2. Sau chiến tranh, Stanford trải qua một cuộc khủng hoảng ngân sách. Leland Stanford Jr. đã đặt tất cả đất đai của trường đại học xung quanh Palo Alto vào 1 quỹ tín thác, đồng nghĩa với việc số đất đai đó không thể bị bán đi.

Tuy nhiên, đất có thể được thuê và chính quyền đã nhìn thấy cơ hội kiếm tiền bằng cách cho thuê đất đại học, thường là cho sinh viên mới tốt nghiệp bắt đầu kinh doanh hoặc mở phòng thí nghiệm. Điều này dẫn đến mật độ cao của các công ty công nghệ xung quanh Stanford ngày nay.

6 bước ngoặt quan trọng trong lịch sử khiến Thung lũng Silicon trở thành trung tâm công nghệ của thế giới - Ảnh 2.

Phòng nghiên cứu vật lý thuộc Đại học Stanford (Nguồn: Business Insider).

3. Việc mở rộng sân bay San Jose vào những năm 1980 đã khiến Thung lũng Silicon ngày càng trở nên hiện đại hơn. Sân bay đã tăng cường kết nối giao thông giữa California và Nhật Bản, xây dựng mối quan hệ kinh doanh giữa các khu vực và thiết lập kết nối giữa châu Á và Thung lũng Silicon.

Một sân bay trước đây chỉ dành cho các máy bay nhỏ trong khu vực giờ đây có thể chứa các máy bay phản lực khổng lồ từ châu Á, dẫn đến sự trao đổi lớn hơn về lượng khách du lịch, kiến ​​thức và đầu tư.

Estruth nhấn mạnh thời điểm này là một ví dụ sớm nhất của việc thành phố San Jose thực sự đóng vai trò to lớn và khăng khít đối với sự thịnh vượng của ngành công nghệ.

6 bước ngoặt quan trọng trong lịch sử khiến Thung lũng Silicon trở thành trung tâm công nghệ của thế giới - Ảnh 3.

4. Năm 1957, những người đàn ông với tên gọi "tám kẻ phản bội" đã rời phòng thí nghiệm về chất bán dẫn Shockley để thành lập công ty riêng của họ, công ty chất bán dẫn Fairchild, mà sau đó đã trở thành công ty hàng đầu trong ngành và góp phần ươm tạo các công ty khác.

6 bước ngoặt quan trọng trong lịch sử khiến Thung lũng Silicon trở thành trung tâm công nghệ của thế giới - Ảnh 4.

8 người, một cách trực tiếp và gián tiếp, liên quan đến một số công ty công nghệ quan trọng như Intel và AMD, được biết đến với cái tên "Fairchildren". Estruth chỉ ra rằng điều này đánh dấu cho thời điểm một thế hệ doanh nhân mới hơn bắt đầu thâu tóm Thung lũng Silicon.

5. Phiên chất vấn năm 2018 của CEO Mark Zuckerberg đã đánh dấu một kỷ nguyên mới về trách nhiệm trong lĩnh vực công nghệ. Ông đã bị đặt câu hỏi về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử ở Mỹ và quyền truy cập vào dữ liệu người dùng của Cambridge Analytica.

Estruth nói rằng điều này có thể báo hiệu một thời kỳ giám sát chặt chẽ hơn trong công nghệ lớn.

6 bước ngoặt quan trọng trong lịch sử khiến Thung lũng Silicon trở thành trung tâm công nghệ của thế giới - Ảnh 5.

6. Đề xuất của Elizabeth Warren về việc phá vỡ các tập đoàn công nghệ lớn có thể báo hiệu một kỷ nguyên mới cho Thung lũng Silicon, với sự giám sát và các quy định ngặt nghèo hơn bao giờ hết.

Tham khảo Business Insider

Mỹ Linh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên