MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

6 cách cắt giảm chi phí nhà hàng mà vẫn sống tốt

20-05-2020 - 08:00 AM | Doanh nghiệp

Sau giãn cách xã hội, nhiều nhà hàng đã có động thái hoạt động trở lại. Tuy nhiên, hầu hết đều đang gặp vấn đề về chi phí sau một thời gian đóng cửa khá lâu. Nhiều nhà hàng đau đầu tính đến việc cắt giảm chi phí mà vẫn đảm bảo vận hành tốt sau dịch.

1. Cắt giảm chi phí mặt bằng

Mặt bằng luôn ngốn một khoản khá lớn chi phí cho toàn bộ cửa hàng, thường từ 15-25% tùy theo vị trí và khả năng thu hút nguồn khách hàng trực tiếp. Để giảm thiểu chi phí này, chủ nhà hàng có thể tính đến việc lựa chọn các vị trí ít thuận lợi hơn song vẫn đảm bảo lượng khách hàng ổn định.

Ngoài ra, thay vì tốn tiền thuê mặt bằng, nhà hàng có thể cân nhắc chuyển hướng sang kinh doanh online để tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn sau dịch. Cụ thể như bán hàng thông qua các App giao đồ ăn như Gofood, Now… và trả phí cho các đơn vị này.

6 cách cắt giảm chi phí nhà hàng mà vẫn sống tốt - Ảnh 1.

Hoặc, nếu vừa muốn tiết kiệm chi phí mặt bằng vừa muốn chủ động nguồn khách hàng, không phụ thuộc vào các app giao hàng thứ ba, bạn có thể tìm đến các công cụ hỗ trợ bán hàng online dễ dàng như Bizfly Nhà hàng của VCCorp để được hỗ trợ tốt nhất.

2. Chuẩn hóa lại quy trình vận hành

Quy trình vận hành rườm rà, chồng chéo, quản lý lỏng lẻo, tốn nhân lực … cũng là lí do khiến nhà hàng dễ bị rơi vào tình trạng thất thoát doanh thu.

Thực tế, việc quản lý nhà hàng không hề đơn giản, bởi chúng bao gồm rất nhiều khâu từ quản lý nhân viên, quản lý đặt bàn, quản lý thực đơn cho đến quản lý kho bếp, nguyên liệu thực phẩm…

Chuẩn hóa lại quy trình vận hành của nhà hàng, phân công rõ nhiệm vụ, chức năng của mỗi bộ phận và quản lý phân cấp là cách mà các chủ doanh nghiệp/nhà quản lý có thể làm để tối ưu doanh thu cho cửa hàng mình.

6 cách cắt giảm chi phí nhà hàng mà vẫn sống tốt - Ảnh 2.

3. Điều chỉnh thực đơn

Chi phí thực phẩm lý tưởng nên nằm trong khoảng 15-30% ngân sách của nhà hàng. Nếu nghiêm túc về việc cắt giảm chi phí, bạn nên tính toán đến việc tối ưu thực đơn. Cụ thể, bạn nên xem xét tất cả các món ăn trên menu và phân loại chúng dựa trên các tiêu chí về mức độ phổ biến trên thực đơn, sự yêu thích của khách hàng và lợi nhuận đem lại.

Theo đó, hãy thẳng tay loại bỏ những món ăn ít được thực khách chú ý và tập trung vào những món ăn có tỉ lệ order cao mang lại lợi nhuận tối ưu hơn. Cũng vậy, việc tạo nên những thực đơn giới hạn các món ăn được yêu thích, dễ chế biến sẽ giúp nhà hàng tối ưu chi phí hơn những món cầu kỳ phức tạp trong khi tần suất gọi món không cao.

Nếu đang lo lắng việc thống kê thực đơn của khách hàng quá phiền phức và mất thời gian, bạn có thể sử dụng đánh giá Pos hoặc chức năng báo cáo của Bizfly Nhà hàng để được hỗ trợ. Đặc biệt, ngoài báo cáo tần suất đặt món, Bizfly Nhà hàng còn cung cấp thêm những báo cáo thống kê chi tiết về doanh thu, lợi nhuận, thậm chí là cả hiệu suất làm việc của nhân viên.

4. Sử dụng nhân lực hợp lý

Chi phí thuê nhân sự cũng chiếm một khoản đáng kể khi vận hành nhà hàng. Cân nhắc sử dụng nhân lực hợp lý, phát huy tối đa năng lực của đội ngũ nhân viên là cách thức giúp nhà hàng tiết kiệm chi phí hiệu quả.

Theo đó, hãy tổng kết lại tình hình thực tế của nhà hàng sau một vài tháng hoạt động. Bạn sẽ biết được vào các giờ thấp điểm buổi sáng có nhất thiết phải có đến 3 nhân viên trực bàn hay không. Hoặc vào những giờ cao điểm đông khách buổi tối, nên tuyển thêm bao nhiêu nhân viên order nữa thì phù hợp?

6 cách cắt giảm chi phí nhà hàng mà vẫn sống tốt - Ảnh 3.

Tương tự, đừng quên cân nhắc sử dụng các công cụ hỗ trợ để tiết kiệm chi phí cho nhân sự tối đa. Như, sử dụng chatbot để thay thế nhân viên trực tổng đài, sử dụng Bizfly Nhà Hàng để được hỗ trợ các phần việc của nhân viên order món ăn, thu ngân, giao ship hàng online… Bởi chi phí cho các công cụ này thường rẻ hơn rất nhiều so với chi phí thuê một nhân sự thực trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả công việc tối đa.

5. Sử dụng các kênh truyền thông rẻ tiền hoặc miễn phí

Một chiến lược khác để cắt giảm chi phí nhà hàng là xem xét lại chiến lược truyền thông xã hội của bạn. Hãy tạm ngưng những quảng cáo đắt đỏ không hiệu quả và tìm kiếm các chiến thuật tiếp thị mới tối ưu hơn.

Ví dụ, bạn có thể trả tiền cho những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng cáo truyền miệng về nhà hàng của bạn. Hoặc tận dụng cách thức bán hàng ngay trên Chatbot của Bizfly nếu điều kiện ngân sách không cho phép. Một số tính năng phát mã voucher/coupon giảm giá, khuyến mại nhân dịp lễ tết từ công cụ này cũng là gợi ý hay ho giúp bạn nâng cao doanh số mà vẫn đảm bảo tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.

6. Không bỏ quên khách cũ

Theo Gartner Group, 20% khách hàng cũ có thể tạo ra 80% lợi nhuận cho cửa hàng. Điều này có nghĩa là các chủ nhà hàng cần nâng cao chất lượng dịch vụ và quan tâm đến nguồn khách hàng cũ nhiều hơn, nếu muốn gia tăng doanh số mà không cần phải đốt tiền chạy quảng cáo mỗi ngày.

Bạn có thể sử dụng CRM- phần mềm quản lý khách hàng để lưu trữ data, dữ liệu khách hàng cũ, phân luồng và lên chiến lược tiếp cận từng nhóm khách cụ thể. Cũng vậy, Chatbot, Email là những công cụ online chi phí thấp có thể giúp bạn gửi voucher miễn phí, tặng coupon, mã giảm giá… nhân dịp sinh nhật, lễ tết nhằm lôi kéo khách cũ quay lại nhà hàng một cách hiệu quả.

6 cách cắt giảm chi phí nhà hàng mà vẫn sống tốt - Ảnh 4.

Đặc biệt, hiện tại Bizfly Nhà hàng đang cung cấp gói hỗ trợ các nhà hàng vượt bão Covid: Miễn phí 6 tháng sử dụng.

Trải nghiệm ngay TẠI ĐÂY

     

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên