MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

6 chiếc mũ tư duy: Phương pháp cần thiết cho các cuộc họp "chỉ đến gặp nhau cho đủ quân số, liệt kê các đầu việc rồi đi về"

10-11-2020 - 13:59 PM | Sống

Có rất nhiều cách giúp bạn cải thiện chất lượng của những buổi teamwork như vậy.

Đây là công cụ tư duy được Edward de Bono phát triển và đã phát hành thành sách cùng tên: “Sáu chiếc mũ tư duy”. Mỗi chiếc mũ có màu sắc khác nhau với chức năng, một cách tiếp cận vấn đề khác nhau sẽ giúp chúng ta có cái nhìn vấn đề tổng quan và đưa ra quyết định đúng đắn.

Những cuộc họp hay gặp mặt của bạn có đạt được hiệu quả như mong muốn, được tổ chức một cách hiệu quả? Hay chỉ đến gặp nhau cho đủ quân số, liệt kê các đầu việc rồi đi về?

Có rất nhiều cách giúp bạn cải thiện chất lượng của những buổi teamwork như vậy.

Lý do buổi làm việc nhóm không hiệu quả

Nguyên nhân căn bản thường nằm ở việc giao tiếp và năng lực xem xét vấn đề từ nhiều góc độ, quan điểm khác nhau. Con người thường nhìn thế giới xung quanh qua lăng kính phiến diện, một màu. Nếu người khác chia sẻ cùng suy nghĩ, chúng ta đồng tình, ủng hộ. Khi ý kiến họ khác biệt, chúng ta phản bác, chê bai.

Trong một nhóm người đang bàn bạc, chỉ cần hai người có quan điểm trái chiều và không đi được đến kết luận, việc trao đổi cũng chấm dứt, không khí chùng hẳn xuống. Thế nhưng, ít người nhận ra rằng, họ có khả năng để tiếp nhận những góc nhìn khác nhau, chúng như việc bạn thử chiếc mũ này rồi thử một chiếc khác vậy!

Trong phép ẩn dụ này, mỗi chiếc mũ là một khía cạnh khác nhau, và đó cũng chính là suy nghĩ sâu sắc của Edward de Bono - một bác sĩ, nhà tâm lý học, tác giả, nhà phát minh và chuyên gia tâm lý học người Maltese.

6 chiếc mũ tư duy: Phương pháp cần thiết cho các cuộc họp chỉ đến gặp nhau cho đủ quân số, liệt kê các đầu việc rồi đi về - Ảnh 1.

Nguyên nhân căn bản thường nằm ở việc giao tiếp và năng lực xem xét vấn đề từ nhiều góc độ, quan điểm khác nhau. Con người thường nhìn thế giới xung quanh qua lăng kính phiến diện, một màu. Nếu người khác chia sẻ cùng suy nghĩ, chúng ta đồng tình, ủng hộ. Khi ý kiến họ khác biệt, chúng ta phản bác, chê bai.

Phương pháp "6 chiếc mũ tư duy"

Mỗi chiếc mũ đại diện cho một cách tiếp cận khác nhau. Các thành viên lần lượt đội chiếc lên và thể hiện suy nghĩ bản thân. Có tổng cộng sáu chiếc mũ với sáu màu khác nhau: trắng, đỏ, vàng, đen, xanh lá cây và xanh da trời với những ý nghĩa khác nhau.

Mũ trắng: Tượng trưng cho những dữ liệu, số liệu chính xác, các thông tin mang tính khách quan. Chiếc mũ trắng giúp chúng ta giữ vai trò trung lập. Nó miêu tả những gì đang diễn ra xung quanh vấn đề đang cần bàn bạc. Nói cách khác, chiếc mũ trắng nêu ra những vấn đề cần giải quyết và trình bày phương tiện để có những thông tin cần thiết.

Mũ đỏ: Là chiếc mũ biểu tượng cho ngọn lửa của cảm xúc và cảm giác. Trong công việc và giải quyết vấn đề, chúng ta không được phép để cho cảm xúc chen vào, nhưng nó vẫn ở đó. Chiếc mũ đỏ cho chúng ta cơ hội để thoái mái bộc lộ những dự cảm và linh cảm.

Mũ đen: Mang hình ảnh của đêm tối, đất bùn, đây là chiếc mũ được sử dụng nhiều nhất. Chính vì vậy tác giả và những người từng sử dụng phương pháp này đều thống nhất đây là chiếc mũ quan trọng nhất. Khi đội chiếc mũ đen, chúng ta đang khép mình vào thế cảnh giác và thận trọng. Nó phát ra tín hiệu cảnh báo những mặt yếu kém, bất lợi của một vấn đề, và chúng ta, những người đang đối mặt với vấn đề cần phải cẩn trọng. Dựa trên tư duy phê phán này, bạn sẽ hạn chế được tối đa những quyết định sai lầm.

Mũ vàng: Đối lập hoàn toàn với chiếc mũ đen, màu vàng tượng trưng cho ánh sáng của mặt trời, mang lại sự tích cực và lạc quan. Chiếc mũ vàng giúp ta nhận định được những giá trị đẹp đẽ, lợi ích của vấn đề, từ đó có thêm động lực phát triển. 

Mũ xanh lá cây: Là chiếc mũ của tư duy sáng tạo, như những mầm xanh đang vươn lên. Chúng ta luôn cần đặt mình trong trong tâm thế sáng tạo, vượt qua những ranh giới đã có để tìm ra những giải pháp tốt hơn cho sự việc.

Mũ xanh da trời: Chiếc mũ cuối cùng mang màu xanh biếc của bầu trời, sau khi vận dụng hết những chiếc mũ, chúng ta dùng  chiếc mũ xanh để có thể nhìn nhận mọi thứ từ trên cao xuống. Người đội chiếc mũ sẽ tổng hợp toàn bộ quá trình tư duy và đưa ra kết luận cuối cùng.

Cách tiến hành phương pháp

Mũ đen có vai trò quan trọng nhất và có thể mang tính chất sống còn trong kinh doanh. Nó cũng chỉ là một quan điểm, nhưng mọi người thường quy chụp thành kết luận cuối cùng . Vì vậy, nếu người đội mũ đen tham gia cuộc chơi quá sớm, những người đội chiếc mũ khác sẽ mất quyền lợi, tiếng nói của mình.

Tùy vào tính chất kết quả bạn muốn đạt được mà sắp xếp và thêm bớt số mũ một cách hợp lý:

Ví dụ, để tăng tính sáng tạo của buổi làm việc:

1. Bắt đầu cuộc họp với người đội mũ xanh da trời

2. Người đội mũ trắng vạch ra các thông tin

3. Người đội mũ xanh lá đưa ra các cách giải quyết, sáng kiến mới cho vấn đề

4. Người đội mũ vàng sẽ đánh giá khả năng thực hiện và lợi ích từ cách làm đó 

*Theo CEOsage

An Phương

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên