MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

6 cuốn sách là kim chỉ nam “tu thân, bình thiên hạ”, chủ doanh nghiệp càng phải nắm rõ nếu muốn thành công

26-11-2021 - 10:32 AM | Sống

Tác động của đại dịch COVID-19 đang đòi hỏi tâm thế của người đứng đầu doanh nghiệp phải biết “cương - nhu” linh hoạt, lãnh đạo bằng cả trái tim và khối óc để thích ứng trong tình hình mới, Bộ sách HBR ONPOINT 2021 - Sức bật sau khủng hoảng sẽ là cẩm nang hữu ích cho mỗi doanh nhân trong giai đoạn hiện nay.

Mr Pizza Hoàng Tùng, CEO/ Founder Chuỗi Pizza Home và Bếp trên mây Cloud Cook, chia sẻ: “Năm 2020 và năm 2021 là 2 năm kinh doanh rất khó khăn. Pizza Home cũng gặp những thời điểm khiến tôi thực sự cảm thấy đứng giữa bờ vực, doanh số gần như chạm về bằng không, không biết có nên tiếp tục kinh doanh hay không.”

Như một người mù đường, anh đã đi tìm rất nhiều khóa học, cuốn sách, rất nhiều người để tư vấn về hướng đi mới của doanh nghiệp trong tương lai. Sách về quản trị kinh doanh nhiều như sao trên trời, nhưng anh Hoàng Tùng đã tìm được bộ sách HBR ONPOINT 2021 với chủ đề Sức bật sau khủng hoảng của Harvard Business Review.

6 cuốn sách này được ví như Thiên Lang tinh (Sirius), Thọ tinh (Canopus), là kim chỉ nam để “tu thân, bình thiên hạ” cho các chủ doanh nghiệp vì tác giả đều là các chuyên gia nổi tiếng thế giới với những đầu sách quản trị kinh doanh best-selling. Quan trọng hơn, nội dung sách được cập nhật, phù hợp tình hình kinh tế - xã hội hiện nay.

6 cuốn sách là kim chỉ nam “tu thân, bình thiên hạ”, chủ doanh nghiệp càng phải nắm rõ nếu muốn thành công - Ảnh 1.

1. Sức bật sau khủng hoảng

Tác giả khẳng định về “sự kiên cường” – phẩm chất buộc phải có của những vị lãnh đạo doanh nghiệp trong những thời điểm cam go hiện nay. Họ phải sở hữu 3 tố chất cụ thể: biết chấp nhận thực tế, có niềm tin sâu sắc vào cuộc sống và khả năng ứng biến linh hoạt kỳ lạ.

Khi thảm họa ập đến, hãy trở nên sáng tạo. Tận dụng tất cả những gì bạn có, sử dụng nguồn lực vào những nơi khác biệt và hình dung ra các tiềm năng mà người khác không nhận thấy. Phải biến mình trở nên “khác biệt” giống như cách mà Coca-Cola không ngừng nâng cao “thị phần tiêu dùng” trong lĩnh vực đồ uống không có ga.

6 cuốn sách là kim chỉ nam “tu thân, bình thiên hạ”, chủ doanh nghiệp càng phải nắm rõ nếu muốn thành công - Ảnh 2.

2. Các nhà quản lý mới

Tác giả đã làm rõ điều gì tạo nên sự khác biệt giữa một lãnh đạo xuất sắc với một lãnh đạo giỏi đơn thuần? Đó không phải là IQ hay kỹ năng nghiệp vụ mà là trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence – EI).

5 yếu tố xác định EI bao gồm:

Tự nhận thức cảm xúc, điểm mạnh, điểm yếu, động lực, giá trị, mục tiêu của chính mình và ảnh hưởng của mình đến người khác;

Kiểm soát bản thân: Điều chỉnh và chuyển hướng những tâm trạng và cảm xúc bộc phát;

Động lực: Muốn đạt thành tựu chỉ vì nó là điều đáng đạt được. Đam mê công việc và những thử thách mới;

Sự cảm thông: Nghĩ đến cảm xúc của người khác đặc biệt là khi ra quyết định;

Kỹ năng xã hội: Quản lý các mối quan hệ để dẫn dắt người khác theo hướng mong muốn.

Thực tế đã chứng minh, các quản lý cấp cao có trí tuệ cảm xúc vượt trội thì doanh nghiệp có thể vượt chỉ tiêu thu nhập hằng năm đến 20%. Khi so sánh các nhà lãnh đạo nổi bật với những nhà lãnh đạo trung bình khác, có tới 90% điểm khác biệt trong hồ sơ của họ là ở nhân tố trí tuệ cảm xúc thay vì khả năng nhận thức.

6 cuốn sách là kim chỉ nam “tu thân, bình thiên hạ”, chủ doanh nghiệp càng phải nắm rõ nếu muốn thành công - Ảnh 3.

3. Tái sáng tạo về nhân sự

Hơn 70% doanh nghiệp ngày nay coi việc phân tích con người là một ưu tiên hàng đầu. Ví dụ như Project Oxygen của Google đã hé lộ phương pháp của các nhà quản lý giỏi nhất của gã khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ này. Sau đó, họ đã sử dụng chúng trong các buổi huấn luyện, nhằm cải thiện hiệu quả của những người yếu kém hơn.

Do đó, các CEO phải nắm rõ chiến lược phân tích con người cũng như các mối quan hệ tương quan. Như vậy, sẽ nhận diện tốt hơn các nhân viên đủ khả năng giúp họ đạt được mục tiêu, dù là để tăng độ sáng tạo, ảnh hưởng hay sự hiệu quả.

4. Quản lý rủi ro

Năm 2019, khi mà phần lớn doanh nghiệp F&B lúc đó làm ăn rất thuận lợi, mọi người thường dễ bị mất kiểm soát. Lúc đó, ai cũng cố gắng chạy theo khối lượng, chạy theo số lượng, muốn mở thêm rất nhiều cửa hàng, muốn làm sao gia tăng doanh số rồi gia tăng về mặt quy mô.

Tuy nhiên, có một thứ mà lúc đó nhiều người đã quên mất, là việc kiểm soát rủi ro. Khi mọi việc còn vận hành trơn tru thì chúng ta thường nghĩ rằng “À, nó tốt quá rồi, chắc là nó không có rủi ro đâu; hoặc có rủi ro gì đó xảy ra thì nó hoàn toàn có thể khỏa lấp được cái rủi ro đó”.

Thế nên, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, các chủ doanh nghiệp mới thấm được việc quản lý rủi ro quan trọng như thế nào.

6 cuốn sách là kim chỉ nam “tu thân, bình thiên hạ”, chủ doanh nghiệp càng phải nắm rõ nếu muốn thành công - Ảnh 4.

5. Quản lý trong bối cảnh suy thoái

Cuốn sách phân tích rằng trong thời kì 1 năm vừa qua, chúng ta đối mặt với khủng hoảng và nhận ra chúng ta không thể quản lý theo kiểu cũ được nữa.

Quản lý theo những tầng bậc như cũ tốn quá nhiều chi phí và nó không linh hoạt. Khi có những hoạt động về mặt quản lý theo hướng mới trong bối cảnh suy thoái này, chúng ta sẽ biết điểm nào là điểm trọng tâm chúng ta cần giữ, cái nào cần phải quyết định loại bỏ để đặt doanh nghiệp ở một tư thế linh hoạt hơn, vững mạnh hơn.

6. Đổi mới mô hình kinh doanh

Khi kinh doanh thuận lợi thì ít người sẽ nghĩ tới việc đổi mới mô hình kinh doanh. Nhưng khi dịch bệnh xảy đến, khó khăn xuất hiện, các chủ doanh nghiệp cần phải đào sâu tư duy, suy nghĩ kỹ càng hơn rất nhiều.

Nếu trước đây họ theo đuổi quy mô và cứ thế bươn chải theo quy mô đó, không tính đến hiệu quả thì bây giờ, sau khi áp dụng đổi mới mô hình kinh doanh, tuy là số lượng điểm bán ít hơn nhưng chất lượng trên từng điểm bán tốt hơn rất nhiều.

6 cuốn sách là kim chỉ nam “tu thân, bình thiên hạ”, chủ doanh nghiệp càng phải nắm rõ nếu muốn thành công - Ảnh 5.

Khi đã thay đổi chất lượng trên từng mắt xích thì sức mạnh tổng thể sẽ được cải thiện đáng kể. Các doanh nghiệp sẽ tự tin hơn để đối mặt với khủng hoảng kéo dài khi đã sở hữu một mô hình kinh doanh tinh gọn và bền vững hơn nhiều.

Thông qua bộ sách HBR ONPOINT 2021 với chủ đề Sức bật sau khủng hoảng, mỗi vị thuyền trưởng sẽ có thể tự định hướng, thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức của bản thân để đảm bảo giữ cho mình một “tinh thần khỏe”, tăng sức bền đối mặt với chuỗi khủng hoảng sau đại dịch.

Phương Thuý

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên