6 điều gia đình nào cũng nên làm trong 3 ngày Tết để mang lại may mắn, tài lộc cho cả năm
Tết đến xuân về là điểm bắt đầu cho một năm mới, là dịp để mọi người thăm hỏi, chúc tụng nhau những điều tốt đẹp nhất. Trong những ngày Tết, hãy tranh thủ thực hiện những việc dưới đây để cả năm luôn luôn may mắn, tài lộc đầy nhà nhé.
- 13-02-2018Những loại hoa gia đình nào cũng nên trưng trong ngày Tết để rước thêm may mắn và tài lộc vào nhà
- 13-02-2018Đây là những hình ảnh mà hàng triệu người Việt không còn thấy tận mắt tại ngôi nhà của mình
1. Mua muối đầu năm
"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi", đây là lời nhắc nhở của người xưa về những việc nên làm vào đầu năm và cuối năm. Mua muối là một tập tục xa xưa của người Việt vào ngày đầu năm. Theo quan niệm của người xưa, muối là thứ mặn, chống xú uế, có thể xua đuổi tà ma và đem lại nhiều may mắn trong gia đình. Muối cũng là biểu tượng của tình cảm thắm thiết, mặn nồng, gắn kết, no đủ.\
Tục mua muối đầu năm với ý nghĩa cầu mong sự đậm đà trong tình cảm gia đình, sự hòa thuận, gắn bó giữa vợ chồng, con cái. Hơn thế nữa còn là sự mặn mà, tình thân thiết quanh năm trong các quan hệ họ hàng, làng xóm và quan hệ làm ăn.
2. Mời người hợp tuổi xông đất
Xông đất đầu năm là một trong những phong tục được ông cha ta lưu truyền đến ngày nay. Theo quan niệm xa xưa, vạn sự trong năm mới có hanh thông hay không đều phụ thuộc vào “người xông đất”, cũng là người đầu tiên đến thăm gia đình trong ngày đầu năm.
Giờ xông đất bắt đầu từ sau giao thừa trở đi, khi tiếng chuông báo hiệu năm cũ đã qua, năm mới đến. Người xông đất là người được chọn lựa rất kỹ để đảm bảo may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.
Người đến xông đất thường không ở lại lâu, chỉ khoảng 5 – 10 phút để thăm và chúc tết toàn gia đình gia chủ. Chủ nhà sẽ đón tiếp người xông đất với sự nồng hậu, ấm áp, thân mật và chu toàn nhất có thể. Trong ngày này, cả người xông đất và gia chủ đều vui mừng, hoan hỉ. Người xông đất lấy làm hãnh diện khi được chọn để đem tới vận khí tài lộc cho người khác. Còn gia chủ cũng sung sướng vì tin tưởng gia đình mình sẽ có một năm phúc lộc thọ toàn vẹn.
3. Đi chùa đầu năm
Tết đến xuân về là điểm khởi đầu cho một năm mới với nhiều mong ước, khát vọng mới tốt đẹp. Vào dịp đầu xuân năm mới, người Việt Nam thường đi lễ chùa để cầu mong cho bản thân và gia đình mình những điều tốt đẹp nhất. Phong tục này đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong đời sống của mỗi người Việt.
Người Việt tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ là để ước nguyên, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa trong cửa Phật, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn.
4. Mừng tuổi
Vào ngày Tết, người Việt có phong tục lì xì cho trẻ em và mừng tuổi người già trong gia đình. Với ý nghĩa ban đầu của việc lì xì giúp xua đuổi tà ma thì việc mừng tuổi bằng phong bao lì xì màu đỏ còn tượng trưng cho việc chúc cho nhau gặp nhiều may mắn, đoàn viên, mong ước nhiều điều hạnh phúc, tốt lành sẽ đến trong năm mới.
Trẻ con nhận lì xì thì vui vẻ, hớn hở. Người lì xì cũng vui mừng, hạnh phúc vì tin rằng việc cho đi bao lì xì đỏ sẽ mang lại may mắn cho cả năm.
Ngoài mục đích xuất hiện thật đẹp, thật bảnh để đón tiếp khách khứa thì việc mặc đồ mới trong ngày đầu năm còn thể hiện ước muốn rằng nhiều bước phát triển mới sẽ đến với bạn trong năm mới. Bởi theo quan niệm của người xưa, quần áo mới tượng trưng cho những điều mới mẻ, tươi vui.
Vào ngày Tết, bạn nên mặc những loại áo quần có màu sắc nổi bật, tươi vui như màu đỏ, màu vàng và tránh các tông màu buồn như màu đen, màu xám.
- 6. Nói những lời tốt đẹp
Trong 3 ngày Tết, bạn nên dành những lời tốt đẹp cho mọi người để mang lại nhiều may mắn cho bản thân và cả những người xung quanh trong những ngày đầu năm. Theo quan niệm, những ngày đầu năm cũng nên tránh nói những điều xui xẻo, không may, hay cãi cọ để tránh gặp phải những điều xui xẻo.