6 kiểu người đại kỵ với cà phê, tốt nhất là 1 giọt cũng không nên động vào kẻo hối hận không kịp
Trong cuộc sống hiện đại, cà phê ngày càng trở nên phổ biến. Những người trẻ tuổi, dân văn phòng thậm chí còn không thể thiếu loại thức uống này mỗi ngày.
- 26-05-2022Mướp đắng có thể là ‘thần dược’ chữa nhiều bệnh, nhưng lại ‘đại kỵ’ với một số người
- 20-05-2022Đại kỵ khi ăn chôm chôm, cần biết để tránh ‘rước độc’ vào người
- 19-05-20225 thứ là "đại kỵ" với đậu phụ nên biết để tránh ăn, thay vào đó hãy ăn cùng với 4 loại thực phẩm để tăng gấp đôi dinh dưỡng
Đúng là cà phê rất hữu dụng khi muốn tập trung, thoát khỏi cơn buồn ngủ hay ngồi nhâm nhi khi nói chuyện. Nó cũng từng được phát hiện là có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, giảm nguy cơ suy tim, mất thính lực...
Tuy nhiên, cà phê không phải là thức uống phù hợp với tất cả mọi người. Dưới đây là 6 nhóm người nên hạn chế hết mức hoặc tốt nhất là tránh xa cà phê để bảo vệ sức khỏe và tính mạng:
1. Người mắc các bệnh tim mạch
Ngoài việc kích thích hệ thần kinh, trí não thì caffeine trong cà phê cũng kích thích cả hoạt động của hệ tim mạch. Nó có thể gây rối loạn hoạt động của cơ quan này, tăng huyết áp và khiến tim đập bất thường.
Vì vậy, những người đang mắc các vấn đề về tim mạch không nên động tới cà phê kẻo mất mạng như chơi. Nếu vẫn muốn uống, phải nói chuyện với bác sĩ để biết liều lượng an toàn với từng trường hợp bệnh.
2. Người bị bệnh dạ dày
Cà phê rất hại với những người mắc bệnh về dạ dày, đặc biệt là bị đau dạ dày hoặc mắc trào ngược dạ dày thực quản. Caffeine trong cà phê có thể nới lỏng cơ thắt thực quản dưới là van giữa thực quản và dạ dày. Điều này khiến các chất axit trong dạ dày xâm nhập vào thực quản, dẫn đến các triệu chứng trào ngược khó chịu như khó thở, ho, buồn nôn.
Theo các chuyên gia, axit được tìm thấy trong các hạt cà phê có khả năng gây kích ứng dạ dày và niêm mạc ruột non. Nhất là nếu uống cà phê lúc đói cũng kích thích, tăng tiết axit ở dạ dày, khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng, có thể gây xuất huyết dạ dày.
3. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
Phụ nữ mang thai uống cà phê sẽ khiến lượng caffeine trực tiếp đi vào thai nhi thông qua nhau thai và ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Một số nghiên cứu chứng minh rằng, caffeine kìm hãm sự phát triển của thai nhi thông qua việc tác động có hại tới hệ tim mạch và sinh sản.
Do đó, người mẹ mang thai uống cà phê khi sinh sẽ khiến trẻ nhẹ cân hơn bình thường, chậm phát triển. Đồng thời người mẹ cũng dễ bị lo lắng, mất ngủ, khó chịu do tim đập nhanh và huyết áp dễ tăng cao.
Ngoài ra, vì caffeine trong cà phê là chất kích thích và lợi tiểu nên người mẹ đang cho con bú có nguy cơ bị mất nước. Hiệp hội Mang thai Mỹ đề nghị tránh caffeine càng nhiều càng tốt trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
4. Người bị tiêu chảy hoặc hội chứng ruột kích thích
Vì caffeine là 1 chất lợi tiểu sẽ kích thích đi tiểu nhiều, gây mất nước. Trong khi với người bị tiêu chảy, mất nước là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Do vậy, người đang mắc vấn đề về tiêu chảy cần tuyệt đối không uống cà phê để đảm bảo sức khỏe.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, khi hấp thụ caffeine cũng tăng cường hoạt động đường ruột, trong đó có nguy cơ tiêu chảy (một trong những biểu hiện của hội chứng ruột kích thích). Bởi vậy, nếu bạn có vấn đề hệ tiêu hóa, hãy hạn chế hoặc tránh dùng đồ uống có caffeine.
5. Người bị rối loạn lo âu và rối loạn giấc ngủ
Bà Angle Planells - chuyên gia dinh dưỡng tại Seattle (Mỹ) cho biết, thói quen uống cà phê của bạn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn và khiến cơ thể mệt mỏi. Vì vậy nó là 1 thức uống đại kỵ với người bị rối loạn giấc ngủ, nhất là bị mất ngủ mãn tính.
Ảnh minh họa
Caffeine trong cà phê còn ảnh hưởng đến các thụ thể adenosine trong não và kích thích sự bài tiết của tuyến thượng thận. Nó dễ dẫn đến lo lắng, bồn chồn, tim đập nhanh, căng thẳng quá độ nên tốt nhất là những người tinh thần yếu, dễ bị hoảng loạn, lo lắng hãy tránh xa.
6. Người mắc bệnh thận
Những người mắc các vấn đề về thận hay suy thận thuộc nhóm tuyệt đối không được dùng cà phê. Bởi caffeine trong cà phê không chỉ kích thích não mà còn kích thích hoạt động chức năng của thận. Người mắc vấn đề về thận uống cà phê sẽ khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn, thậm chí gây suy thận cấp nguy hiểm tính mạng.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo người khỏe mạnh, không mắc các vấn đề trên cũng không nên uống quá nhiều cà phê. Bởi lượng caffeine được khuyến nghị cho 1 ngày ở 1 người trưởng thành là dưới 400 mg. Hấp thụ quá liều caffeine có thể gây nôn mửa, ảo giác, co giật, tổn thương thận… hay thậm chí là tử vong.
Nguồn và ảnh: Health UND, Kknews, Eat This
Trí thức trẻ
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Bác sĩ ung thư “giải oan” cho đậu phụ, chỉ mặt 4 loại thực phẩm là “bạn đồng hành” của ung thư
- Cả nhà mắc ung thư, bác sĩ chỉ ra 3 “sát thủ” trốn ngay trong tủ lạnh mà không biết
- Chàng trai 2k3 vượt qua ung thư máu, chia sẻ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh giúp phòng bệnh
- Cả nhà ung thư, bệnh tật chỉ vì 6 thói quen tưởng sạch sẽ, tiết kiệm này
- Đột nhiên không làm được 1 việc khi hát karaoke, người đàn ông nhận chẩn đoán ung thư sau 1 tuần