
Vợ chồng lần lượt mắc ung thư phổi khiến bác sĩ bàng hoàng: "Rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra trong nhà này?"
Dấu hiệu 'cực nhỏ' khi đi vệ sinh cảnh báo ung thư thận, bàng quang nhưng chẳng mấy người chú ý
9 người trong 1 nhà bị ung thư, người đàn ông lo lắng hỏi bác sĩ "liệu bọn trẻ có thoát được bệnh hay không?"
Người phụ nữ phát hiện ung thư, bác sĩ nhìn vào tủ lạnh liền hét lớn: “Ăn 3 thứ này dạ dày bằng sắt cũng hỏng”
6 kiểu tiết kiệm “mời gọi” ung thư người Việt nào cũng từng làm trong đời
Nếu bạn hay người thân trong gia đình đang có dù chỉ một trong số 6 kiểu tiết kiệm sai lầm dưới đây thì cần thay đổi ngay trước khi ung thư tìm đến!
- 21-04-20254 thực phẩm vốn giàu dinh dưỡng nhưng để lâu trong tủ lạnh hóa thành “thuốc độc” hại gan, “kẻ đồng lõa” của ung thư
- 20-04-2025Ăn cá tốt nhưng ăn kiểu này rất nhanh ung thư, bệnh tật, có món được ví như "đặc sản vạn người mê"
- 13-02-2025Người nghèo có 6 kiểu tiết kiệm tưởng khôn ngoan hóa ra lại tự "chuốc họa vào thân"
Tiết kiệm là đức tính tốt, tuy nhiên tiết kiệm cũng phải đúng lúc, đúng chỗ. Bác sĩ Han Mengge, làm việc tại bệnh viện Trung Sơn trực thuộc Đại học Phục Đán (Thượng Hải, Trung Quốc) cảnh báo rằng sự tiết kiệm sai lầm có thể khiến chúng ta phải trả giá đắt bằng sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình. Dưới đây là 6 thói quen tiết kiệm ai cũng tưởng tốt nhưng thực chất lại là “cầu nối” tới bệnh tật, đặc biệt là ung thư:
1. Tái sử dụng dầu ăn cũ, dầu hết hạn vẫn tiếp tục dùng
Nhiều gia đình vẫn giữ thói quen tiết kiệm bằng cách tái sử dụng dầu ăn cũ. Mặc dù có thể giảm bớt chi phí, nhưng việc đun nóng dầu nhiều lần lại khiến chất béo trong dầu bị phân hủy, sinh ra các hợp chất độc hại như PAHs và HCAs, có khả năng gây ung thư. Hơn nữa, bác sĩ Han cho biết rằng dầu đã qua sử dụng còn chứa cặn thức ăn cháy, không chỉ mất đi giá trị dinh dưỡng mà còn gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng lâu dài. Đương nhiên dầu ăn hết hạn - ngay cả khi chưa kịp mở nắp cũng không nên dùng vì đã biến chất, gây hại sức khỏe.
Ảnh minh họa
2. Ăn đồ thừa qua đêm, bảo quản nhiều ngày trong tủ lạnh
Thói quen ăn đồ ăn thừa qua đêm đã trở nên rất phổ biến, tuy nhiên, dù thực phẩm có được bảo quản trong tủ lạnh, chúng vẫn có thể bị nhiễm vi khuẩn và nấm mốc. Thực phẩm để qua đêm có thể phát sinh nitrit – một chất gây ung thư nguy hiểm. Chưa kể, vi khuẩn Listeria có thể phát triển và gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, việc tiêu thụ đồ ăn thừa lâu ngày thực sự là một thói quen không nên duy trì.
3. Nấu ăn bằng thực phẩm bị mốc, dập nát
Không ít người nghĩ rằng chỉ cần cắt bỏ phần mốc, phần dập của thực phẩm là có thể sử dụng phần còn lại mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, bác sĩ Han cho biết thực tế là mốc và mầm trong thực phẩm như rau củ, hạt, nếu đã bị nhiễm aflatoxin - một chất độc gây ung thư, sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn chỉ bằng cách cắt bỏ. Aflatoxin có thể phá hủy tế bào gan, làm tổn thương DNA, và lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan và ung thư dạ dày.
4. Không thay đồ dùng nhà bếp lâu ngày, nhất là đũa và thớt mốc
Ảnh minh họa
Các dụng cụ nhà bếp như thớt, đũa, nồi chảo nếu dùng quá lâu mà không thay thế sẽ trở thành nơi trú ẩn lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc. Các chất độc hại như aflatoxin có thể sinh ra từ thớt và đũa gỗ bị nấm mốc, gây ra các vấn đề về gan và ung thư. Còn chảo, nồi chống dính bị trầy xước có thể giải phóng các hóa chất độc hại như PFOA, PFOS, gây tổn hại đến gan, thận và làm tăng nguy cơ ung thư. Hãy thay mới các đồ dùng bếp khi thấy chúng bị hư hỏng để bảo vệ sức khỏe. Thấy dụng cụ bằng tre, gỗ nấm mốc thì không tiếc mà vứt bỏ ngay.
5. Không sử dụng máy hút mùi hoặc tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu
Khói dầu và khói thực phẩm chế biến sẵn là nguồn phát sinh các chất độc hại như benzopyrene và dinitrophenol, khi chiên, rán hay nướng ở nhiệt độ cao. Những chất này có thể gây ung thư phổi và các bệnh hô hấp. Việc tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu sẽ khiến các chất độc này không được loại bỏ hết, gây hại cho đường hô hấp. Để bảo vệ sức khỏe, hãy để máy hút mùi hoạt động thêm 10-15 phút sau khi nấu xong để đảm bảo không khí trong bếp luôn sạch sẽ.
6. Dùng hộp nhựa cũ, ố vàng, hư hỏng
Ảnh minh họa
Theo bác sĩ Han, những hộp nhựa đã bị ố vàng hoặc hư hỏng có thể giải phóng các hóa chất độc hại như bisphenol A (BPA), gây rối loạn nội tiết và làm tăng nguy cơ ung thư. Hơn nữa, khi sử dụng hộp nhựa lâu ngày, đặc biệt là khi đựng thực phẩm nóng hoặc cho vào lò vi sóng, sẽ giảm khả năng bảo quản thực phẩm và tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, làm hỏng thực phẩm và gây ngộ độc.
Nguồn và ảnh: QQ, Cancer123
Đời sống & pháp luật