6 loại rau, 3 thói quen mà bệnh nhân tiểu đường cần ghi nhớ
Các bác sĩ khuyên bệnh nhân tiểu đường nên tích cực ăn rau xanh. Đặc biệt là ăn các loại rau có tác dụng ổn định đường huyết dưới đây.
- 15-10-2023Loại rau được ví "như tác phẩm nghệ thuật", vừa bổ tim vừa chống ung thư tự nhiên, kiểm soát đường huyết hiệu quả
- 14-10-2023Loại rau giàu canxi hơn cả trứng, sữa, là ‘thuốc’ chống ung thư tự nhiên: Có thể tìm mua ở chợ Việt
- 14-10-2023Loại rau thơm rẻ tiền mọc hoang đầy góc vườn tốt cho tim mạch, lại ngừa ung thư
Tại Trung Quốc, có một người đàn ông họ Trần năm nay 62 tuổi. Ông Trần được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường từ cách đây 10 năm. Mặc dù đã bỏ thuốc lá và uống rượu, hạn chế ăn thịt nhưng lượng đường trong máu của ông vẫn không ổn định.
Gần đây, lượng đường trong máu tăng quá cao khiến ông Trần chóng mặt tới mức ngất xỉu. Tại bệnh viện, ông Trần nói với bác sĩ về thói quen ăn uống của mình. Đến khi bác sĩ gặng hỏi xem còn thói quen nào đặc biệt hơn không ông mới trả lời bản thân rất thích ăn lạc. Thậm chí ông ăn lạc như một món ăn vặt mỗi ngày. Cộng thêm việc uống thuốc đường huyết không đúng giờ nên khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng.
Bác sĩ nội tiết Li Aiguo (Bác sĩ trưởng Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật) cho biết: Lạc là thực phẩm rất tốt, chúng có chứa protein, vitamin B, C, E và các vitamin, khoáng chất khác như canxi, phốt pho, kẽm... Tuy nhiên, lạc lại có quá nhiều chất béo và bệnh nhân tiểu đường không nên ăn nhiều.
Giáo sư Yu Kang (thuộc Khoa Dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện Đại học Y Liên hiệp Bắc Kinh) khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường không nên ăn lạc rang. Người bệnh chỉ có thể ăn lạc luộc nhưng tổng lượng ăn mỗi ngày không được vượt quá 20g, là khoảng 30 hạt lạc.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng chỉ ra rằng bệnh nhân tiểu đường nên tích cực ăn rau xanh. Đặc biệt là ăn các loại rau có tác dụng ổn định đường huyết bên dưới đây.
Bệnh tiểu đường "sợ" loại rau nào nhất?
1. Quả mướp
Bác sĩ nội tiết Li Aiguo nói rằng, chất mangan có trong mướp là yếu tố quan trọng đóng góp vào việc kích thích cơ thể sản xuất insulin, từ đó ngăn ngừa và kiểm soát đường huyết hiệu quả. Chất xơ của mướp ngọt cũng tăng độ nhạy cảm với insulin, giúp điều trị bệnh tiểu đường.
Cần lưu ý, do loại thực phẩm này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên người bị tiêu chảy hoặc kiết lỵ cũng phải tránh để bệnh không tiến triển nặng.
2. Mướp đắng
Nghiên cứu thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Liên ngành, Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Cao đẳng Công giáo Malankara (Ấn Độ) cho thấy, polypeptide-p có trong mướp đắng có chức năng tương tự như insulin, một loại hormone quan trọng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, người tiểu đường nên ăn mướp đắng vừa phải và kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng. Đồng thời theo dõi đường huyết thường xuyên để đảm bảo tình trạng sức khỏe được kiểm soát tốt.
3. Mộc nhĩ
Mộc nhĩ là thực phẩm giúp đào thải các chất độc tích tụ trong cơ thể, nó còn có thể kích thích tiết insulin, có tác dụng ổn định lượng đường trong máu rất hiệu quả.
4. Rau diếp
Rau diếp rất giàu niacin, nếu ăn thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Ngoài ra, rau diếp còn có thể kích thích nhu động đường tiêu hóa, có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng đau dạ dày và táo bón do bệnh tiểu đường.
5. Rau chân vịt
Loại rau này cũng thuộc danh sách những thực phẩm nên ăn khi bị tiểu đường. Chúng giàu khoáng chất, axit béo omega3 giúp tăng cường bài tiết insulin và điều chỉnh lượng đường trong máu rất tốt. Trong một nghiên cứu cho thấy, ăn 1 chén rau chân vịt mỗi ngày sẽ làm giảm 14% nguy cơ mắc tiểu đường.
6. Rau bắp cải
Bắp cải rất giàu vitamin E, có thể thúc đẩy sự hình thành và bài tiết insulin trong cơ thể và điều chỉnh quá trình chuyển hóa glucose. Ngoài ra, tiêu thụ bắp cải thường xuyên cũng có thể ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường đó là bệnh võng mạc và bệnh tim.
3 thói quen quan trọng không kém dùng thuốc đường huyết
Bác sĩ nội tiết Li Aiguo chia sẻ, ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân tiểu đường còn phải thực hiện những việc này hàng ngày để giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
1. Điều chỉnh thứ tự bữa ăn
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn rau, thực phẩm giàu protein và chất béo trước khi ăn carbohydrate sẽ có lợi nhất trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Như vậy, bệnh nhân tiểu đường nên ăn theo thứ tự: rau, thịt, và cuối cùng là cơm.
2. Giảm ngồi một chỗ và tập thể dục nhiều hơn
Tập thể dục đều đặn rất hữu ích trong việc cải thiện tình trạng kháng insulin và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Do đó, bạn nên đứng dậy và vận động cơ thể sau mỗi 30 phút ngồi.
3. Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên
Xét nghiệm đường huyết thường xuyên có thể giúp bệnh nhân kịp thời phát hiện những thay đổi bất thường của lượng đường trong máu, kịp thời điều chỉnh phương pháp điều trị.
Phụ nữ Việt Nam