6 tháng chăm mẹ U85, tôi hiểu tại sao vợ chồng anh trai lại mong muốn đưa bà vào viện dưỡng lão đến thế
Sau khi đồng hành cùng mẹ ở những năm cuối đời, tôi dần hiểu được cảm giác bất lực của anh chị mình.
- 28-04-2024Nhìn 2 người bạn U75, tôi phát hiện người tiết kiệm và không tiết kiệm tiền có cuộc sống hoàn toàn khác biệt ở năm cuối đời
- 25-04-2024Sếp mời món ăn bạn không thích, người thường từ chối thẳng thừng, người EQ cao đáp khéo lập tức ghi điểm
- 24-04-2024Mua 4,1kg vàng giá 6,4 tỷ đồng rồi chấp nhận bán lỗ trong vòng 30 phút, người đàn ông lập tức bị cảnh sát bắt giữ: Bất ngờ phát hiện cả 1 đường dây lừa đảo xuyên biên giới 40 đối tượng
Bài viết dưới đây là dòng chia sẻ của cô Khương (Trung Quốc) nhận được sự đồng cảm và thấu hiếu của những người làm con trên nền tảng Sohu.
Mỗi buổi sáng, tôi thường thức dậy lúc 5h trước giường mẹ. Nửa năm nay, tôi đã quen giấc như vậy kể từ khi nhận trách nhiệm chăm người mẹ ngoài 80 tuổi của mình. Trong suốt những tháng ngày một mình loay hoay bên mẹ, tôi dần hiểu ra tại sao anh trai và chị dâu nhất quyết muốn đưa mẹ vào viện dưỡng lão đến vậy.
Kể từ khi bước qua tuổi 80, sức khoẻ của mẹ tôi dần suy yếu. Trước đây, bà từng là 1 người phụ nữ mạnh mẽ, che chắn mọi bão giông cuộc đời cho đàn con thơ. Nhưng giờ đây, đôi mắt của mẹ đã mờ. Đôi tay thoăn thoắt ngày trước không còn nữa, thay vào đó là sự run rẩy và yếu ớt.
Nhiệm vụ hàng ngày của tôi là phải chuẩn bị bữa ăn, giặt quần áo và tắm rửa cho mẹ. Đặc biệt, tôi sẽ phải luôn canh chừng sức khoẻ của mẹ, để nếu có bất kỳ chuyện gì xảy ra cần gọi ngay cho bác sĩ.
Ban đầu, tôi cho rằng đây là công việc đơn giản. Tuy nhiên, theo thời gian, tôi nhận thấy tính cách của mẹ ngày càng trở nên cáu kỉnh. Mẹ luôn la mắng nếu tôi cố tình làm trái ý dẫu việc đó tốt cho chính mẹ. Tôi hoàn toàn hiểu nên bỏ ngoài tai tất cả.
Trong suốt nửa năm qua, tôi hầu như không có được 1 giấc ngủ ngon. Mẹ thường xuyên tỉnh giấc vào giữa đêm và cần người xoa bóp chân tay do đau nhức.
Với những gì đã trải qua, tôi dần hiểu ra tại sao anh trai và chị dâu lại muốn đưa bà vào viện dưỡng đến vậy. Có thể anh chị tôi thực tâm không có ý bất hiếu nhưng những áp lực vô hình dần làm họ mất kiên nhẫn. Khi không còn cách nào tốt hơn, họ nghĩ đến việc đưa mẹ vào viện dưỡng lão.
Song, tôi nghĩ rằng anh chị đã không thật sự hiểu mẹ. Không chỉ là sự quan tâm về vật chất, bố mẹ chúng ta còn cần đến sự đồng hành và chăm sóc về mặt tinh thần từ con cái.
Tôi từng có ý định gửi mẹ vào viện dưỡng lão để bản thân thoải mái hơn. Nhưng trong suốt thời gian bên mẹ, tôi nhận ra cách làm đó không phù hợp. Điều mà đấng sinh thành cần là sự bầu bạn và quan tâm của con cái, chứ không phải bị đưa đến viện dưỡng lão để sống với những người xa lạ ở năm cuối đời.
Theo thời gian, tôi dần hiểu được mong muốn, nhu cầu và tâm trạng của mẹ. Tôi thấy rằng dù mẹ không còn khoẻ mạnh như trước nhưng trong lòng vẫn tràn đầy tình yêu cuộc sống và những kỳ vọng về các con. Đặc biệt mẹ luôn có cách thể hiện tình cảm khiến chúng ta cảm nhận được sự quan tâm và ấm áp mỗi khi bên mẹ.
Đồng hành cùng mẹ ở năm cuối đời, tôi càng hiểu được ý nghĩa thực sự của lòng hiếu thảo. Đó không chỉ là khoản tiền chu cấp hàng tháng. Quan trọng hơn là sự đồng hành, chăm sóc về mặt tinh thần của các con dành cho bố mẹ.
Trong lúc chăm sóc mẹ, tôi cũng dần học được cách buông bỏ sự ích kỷ và tính phàn nàn của chính mình. Bản thân tôi dần điều chỉnh tâm lý và đối mặt với những thử thách trong việc chăm sóc mẹ bằng thái độ tích cực và lạc quan hơn. Tôi luôn tự động viên bản thân phải kiên trì. Bởi tôi là là một trong những chỗ dựa duy nhất của mẹ nên không thể làm khác đi được.
Thông qua hành trình đó, tôi hiểu rằng cuộc sống đầy rẫy những bất trắc, khó khăn. Song chính những trải nghiệm này sẽ khiến mỗi người trở nên mạnh mẽ và trưởng thành hơn. Tôi sẽ trân trọng thời gian và biết ơn tất cả những gì mẹ đã làm cho chúng tôi.
Nhìn lại quãng thời gian chăm mẹ, tôi dần hiểu được sự cao quý của tình cảm gia đình và ý nghĩa thực sự của lòng hiếu thảo. Những ngày tháng sắp tới, tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng mẹ. Để ở những năm tháng cuối đời, bà vẫn cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm của con cái.