6 tháng, một cường quốc chi hơn 54 tỷ USD mua hàng hóa Việt Nam, ưu tiên nhất những thứ gì?
Việt Nam và quốc gia này đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện.
- 02-07-2024Long An mở đường cho xuất khẩu trái chanh trực tiếp sang Trung Đông
- 01-07-2024'Vàng trắng' của Brazil đang đổ bộ Việt Nam với giá cực rẻ: sản lượng tăng hơn 400%, ảnh hưởng lớn đến một ngành xuất khẩu chủ lực
- 01-07-2024Trung Quốc đã căng: Công bố kiểm soát gắt gao đất hiếm – cấm hẳn xuất khẩu công nghệ khai thác, doanh nghiệp nội địa phải gắn thông tin truy xuất từng kg
Theo báo cáo 6 tháng 2024 của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 53,39 tỷ USD, tăng 20,6%, chiếm 28,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 136,69 tỷ USD, tăng 12,3%, chiếm 71,9%.
Tính chung sáu tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 11,63 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 13,44 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 12,35 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 23,98 tỷ USD.
Và Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 54,3 tỷ USD, trong 6 tháng 2024.
Trước đó, theo số liệu của Bộ Công Thương, trong 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ đạt 44,4 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước.
Phân tích về tình hình xuất khẩu sang Mỹ, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cho biết, từ đầu năm đến tháng 5/2024, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như điện thoại và linh kiện, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, sản phẩm dệt may, giày dép, đồ gỗ, thủy sản… sang thị trường Mỹ có sự tăng trưởng cao cho thấy sự phục hồi nhanh chóng của thị trường này.
Việt Nam muốn xuất khẩu sang Mỹ đạt 120 tỷ USD
Lý giải nguyên nhân, Bộ Công Thương đánh giá tại thị trường Mỹ đang có những động thái về cắt giảm lãi suất, qua đó kích cầu tiêu dùng trở lại, mở rộng nhu cầu xuất nhập khẩu của các DN. Nhờ đó đã giúp nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ, thủy sản, dệt may… tại thị trường này đang tăng mạnh mẽ.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng, Mỹ là thị trường có quy mô nhập khẩu lớn nhất thế giới. Việt Nam tuy nằm trong tốp đầu các thị trường xuất khẩu lớn vào Mỹ, nhưng mới chiếm khoảng 3% tổng mức nhập khẩu của nước này, dư địa xuất khẩu sang Mỹ còn rất lớn.
Đặc biệt, quan hệ giữa hai nước đã được nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2023, tạo thuận lợi cho thương mại hai chiều.
Trong khi đó, cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống tại Mỹ với trên 2,5 triệu người, chính là cầu nối giữa Việt Nam và Mỹ trên nhiều lĩnh vực như đầu tư, thương mại, du lịch, kiều hối…
Ngoài ra, chênh lệch giá hối đoái VND/USD tuy đã giảm nhưng vẫn còn rất cao. Theo đó, sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có lợi thế giá rẻ (chủ yếu do giá nhân công rẻ).
Từ diễn biến những tháng đầu năm và các yếu tố tác động trên, hoạt động xuất khẩu, xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ năm 2024, Bộ Công Thương dự báo 2 kịch bản.
Kịch bản 1, nếu kim ngạch xuất khẩu bình quân 1 tháng từ nay đến cuối năm bằng mức bình quân của quý I (gần 8,6 tỷ USD/tháng), xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ năm 2024 có thể đạt trên 103 tỷ USD; xuất siêu đạt trên 90 tỷ USD.
Kịch bản 2, căn cứ tốc độ tăng của quý I (xuất khẩu tăng 24,2%, nhập khẩu tăng 11,9%), dự báo, năm 2024, xuất khẩu đạt 120 tỷ USD, nhập khẩu đạt 15,5 tỷ USD, xuất siêu đạt trên 104 tỷ USD.
Nếu dung hòa 2 kịch bản này, thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong năm 2024 sẽ đạt kỷ lục mới, với hơn 111 USD (kỷ lục cũ được thiết lập vào năm 2022, với 109,4 tỷ USD); xuất siêu cũng đạt kỷ lục mới, với trên 95 tỷ USD (kỷ lục cũ được thiết lập vào năm 2022, với 94,9 tỷ USD).
Đời sống & pháp luật