6 thói quen nguy hại khi ăn cơm người Việt cần thay đổi ngay vì khiến cân nặng tăng nhanh chóng lại còn "rước" đủ thứ bệnh
Cơm là nguồn lương thực chính trong khẩu phần ăn của người Việt, nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi ăn đừng mắc phải những sai lầm nghiêm trọng này.
- 18-03-2021Ngoài 40 tuổi, dù là đàn ông hay phụ nữ đều cần ăn nhiều những thực phẩm này
- 17-03-2021Vì sao ăn khoai lang tốt cho sức khỏe hơn khoai tây?
- 17-03-2021Ăn quả roi có tác dụng gì? Khoa học công nhận 17 lợi ích từ roi, có cả mẹo làm đẹp khiến chị em sửng sốt
1. Thói quen ăn cơm chan canh
Trong bữa cơm của người Việt, bao giờ cũng có một món mặn, một món rau và một món canh. Thậm chí, nhiều người còn nói rằng nếu không có món canh thì sẽ không “nuốt nổi” cơm.
Theo ông Shonali Sabherwal (một chuyên gia sức khỏe người Ấn Độ): Thói quen vừa ăn cơm vừa chan canh có thể cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa . Nhiều nghiên cứu cho thấy, cùng lúc tiêu thụ thực phẩm vừa có chất rắn lại có chất lỏng thì sẽ khiến quá trình tiêu hóa bị chậm lại, gây hại cho dạ dày.
Ngoài ra, canh khiến cho cơm có nhiều chất lỏng và chúng ta có xu hướng nuốt nhanh hơn, điều đó làm cho thức ăn chưa được nhai kỹ đã được vận chuyển vào dạ dày, khiến cơ quan này thêm nặng nề, mất nhiều thời gian hơn để xử lý và gây đau dạ dày.
Cách làm đúng:
Chúng ta nên ăn cơm khô, nhai chậm, nhai kĩ để bảo vệ sức khỏe và đường tiêu hóa. Trong bữa ăn, bạn nên uống canh trước và sau bữa ăn, không nên ăn với cơm. Người muốn giảm cân có thể uống 1-2 bát canh trước khi ăn, tạo cảm giác no lâu, tránh việc ăn quá nhiều cơm.
2. Ăn cơm nguội
Theo tờ Medicalnewstoday, cơm là thực phẩm có nhiều vấn đề hơn hẳn các món ăn khác vì nó có thể chứa vi khuẩn có tên là Bacillus cereus tồn tại trong quá trình nấu nướng. Vi khuẩn này là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm , với triệu chứng là tiêu chảy và nôn mửa, thậm chí có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), để đảm bảo an toàn khi nấu cơm cần đảm bảo rửa tay sạch trước khi vo gạo và nấu chúng. Không nên để cơm nguội ở bên ngoài một giờ. Nếu ăn không hết, cơm phải được bảo quản trong tủ lạnh, không quá 24 giờ. Khi cơm có dấu hiệu bất thường thì tuyệt đối không nên ăn.
Cách làm đúng:
Cơm dù được bảo quản đúng cách và an toàn, sau khi hâm nóng lại vẫn không thể đảm bảo giá trị dinh dưỡng bằng cơm mới nấu. Chính vì thế, các gia đình nên cân đối để nấu lượng cơm vừa đủ với nhu cầu của gia đình, như vậy sẽ giúp đảm bảo an toàn thực phẩm và giá trị dinh dưỡng của cơm.
3. Gắp thức ăn cho nhau trong bữa cơm
Gắp thức ăn tưởng chừng là hoạt động giao tiếp thể hiện sự hiếu khách của người Việt, thế nhưng đây lại là một hành động lan truyền bệnh tật.
Trong khoang miệng của chúng ta có chứa rất nhiều vi khuẩn, bao gồm viêm gan A , viêm gan E, HP.... Khi chúng ta dùng đũa của mình để gắp thức ăn cho người khác, những vi khuẩn này sẽ đi theo dịch tiêu hóa bám trên đũa và dính vào thức ăn của người đối diện. Trong đó, phải kể đến vi khuẩn HP - loại vi khuẩn dễ lây lan, ký sinh trong mô niêm mạc dạ dày, sau đó kích thích và làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây ra nhiều loại bệnh về đường tiêu hóa, thậm chí cả ung thư dạ dày.
Cách làm đúng:
Người Việt có để đổi đầu đũa khi gắp thức ăn cho nhau. Ngoài ra, nên tránh sử dụng chung bát, thìa, đũa... tránh chấm chung một bát nước mắm.
4. Không nhai kĩ cơm
Thói quen ăn cơm quá nhanh không chỉ khiến vị giác chưa kịp cảm nhận mà còn khiến thức ăn chưa được nghiền nát, dạ dày sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức để tiêu hóa chúng. Từ đó làm tăng gánh nặng cho dạ dày, gây đau dạ dày, ảnh hưởng đến hấp thu thức ăn.
Cách làm đúng:
Nên chậm nhai kỹ để cơm và thức ăn được nghiền nhỏ hơn, giúp cho thức ăn được tiêu hóa triệt để hơn.
5. Ăn quá nhiều cơm trong ngày
Thành phần chủ yếu trong cơm là chất bột đường, vì vậy nếu chúng ta ăn quá nhiều cơm sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, gây tăng cân và tăng nguy cơ tiểu đường...
Cách làm đúng:
Người lớn chỉ nên ăn trung bình mỗi bữa 2 bát cơm là đủ.
6. Nhịn ăn cơm để giảm cân nhưng lại ăn đồ vặt
Nhiều người từ bỏ ăn cơm nhưng lại ăn vặt, đặc biệt là ăn nhiều các loại hoa quả chứa đường, bánh kẹo, đồ ăn nhanh... để thay thế, tuy nhiên những thực phẩm này còn có hại hơn cả vì chúng chứa nhiều đường, chất béo, cholesterol hay là muối. Vậy là dù giảm ăn cơm nhưng cân nặng của bạn vẫn tăng, thậm chí còn tăng nguy cơ mắc bệnh.
Hơn nữa, chất bột đường có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể và oxy cho não. Nếu bạn nhịn ăn tinh bột hoàn toàn trong thời gian dài sẽ gây buồn ngủ, ngủ gật, thiếu sức sống vì không có oxy cho não, nhất là vào buổi sáng.
Bí quyết ăn cơm của người Nhật giúp họ bảo vệ sức khỏe lại còn không tăng cân
Cũng giống như Việt Nam, người Nhật tiêu thụ khá nhiều cơm nhưng tình trạng béo phì ở quốc gia này luôn ở số ít, hơn nữa tình trạng sức khỏe của họ cũng luôn được đánh giá cao. Vậy bí quyết của họ là gì?
- Họ luôn ăn cơm cùng thức ăn nhạt: Người Nhật thường ăn cơm cùng đồ hấp, luộc hoặc đồ sống vì những thực phẩm này hạn chế muối, dầu, họ vừa có thể ăn no mà không sợ béo phì hay gây bệnh.
- Họ ăn cá thay cơm: Ước tính, mỗi người dân Nhật Bản ăn hơn 100kg cá mỗi năm - nhiều hơn cả mức tiêu thụ gạo. Các loại cá chứa nhiều nguyên tố vi lượng như canxi, phốt pho, kẽm, selen và axit béo không bão hòa.. giữ cho cơ thể luôn có cảm giác no trong nhiều giờ với lượng calo tương đối ít. Từ đó hỗ trợ giảm cân.
- Người Nhật chỉ ăn một lượng cơm nhỏ trong mỗi bữa: Lượng cơm trong một bữa ăn của người Nhật không quá nhiều, lượng cơm họ ăn thường chỉ vào khoảng 100g. Thay vào đó, họ ăn thêm nhiều thức ăn phụ, .
Ngoài ra, người Nhật luôn nổi tiếng là một quốc gia yêu vận động, thống kê của WHO cho thấy có hơn 98% trẻ em Nhật đi bộ hoặc đi xe đạp tới trường. Ngoài ra, các nhân viên văn phòng Nhật Bản cũng dành nhiều thời gian hơn để đi lại mỗi ngày, trung bình nhân viên văn phòng dành 1-2 giờ mỗi ngày để đi bộ, đi xe điện và đi xe đạp. Ăn ít, vận động nhiều có lẽ là bí quyết giúp người dân nước này hạn chế béo phì.
Nhịp sống Việt