MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

6 thứ có thể gây nguy hiểm đang bủa vây cuộc sống trẻ em: Hậu quả sẽ không đo đếm hết

22-09-2020 - 17:06 PM | Sống

Có rất nhiều thứ trong cuộc sống hàng ngày có thể khiến cho trẻ gặp những rủi ro sức khỏe, thậm chí có nguy cơ bị ung thư cao hơn trong thời hiện đại. Đây là 6 thứ cần chú ý.

Hiện nay, thuật ngữ "Bisphenol A" một lần nữa lọt vào tầm ngắm của các bậc cha mẹ trẻ. Đó là chất có trong vỏ chai nhựa đựng sữa mà chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ, trở thành "hàng nguy hiểm" trong mắt các bậc làm cha mẹ, nhiều người đã biết hạn chế sử dụng đồ nhựa và tránh để nó tiếp xúc với trẻ nhỏ, hạn chế những tác hại có thể gây ra cho trẻ.

Trên thực tế, bên cạnh những bình đựng sữa/vỏ dụng cụ chứa thức ăn cho trẻ em được làm bằng nhựa, còn có rất nhiều mối nguy hiểm rình rập trẻ. Chúng ta cùng xem xét từng yếu tố sau đây để tránh xa những rủi ro có thể tấn công sức khỏe của trẻ nhỏ.

1, Những nơi có bầu không khí ô nhiễm

Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trực tiếp nhất là ô nhiễm khí. Khí thải công nghiệp, khí thải ô tô, khói thuốc lá, khí bốc hơi sau khi đun nóng nhựa đường, và một số chất tẩy rửa hóa học đều độc hại, thậm chí một số còn có thể gây ung thư .

Vì vậy, trước hết, để tránh những rủi ro không đánh có, cha mẹ không nên để con em mình không phải hít "khói thuốc". Thứ hai, phải cố gắng tránh những nơi có nồng độ khói xe cao, chẳng hạn như không để trẻ ở trong nhà để xe ngầm trong thời gian dài.

6 thứ có thể gây nguy hiểm đang bủa vây cuộc sống trẻ em: Hậu quả sẽ không đo đếm hết - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

2, Hạn chế sử dụng đồ trang trí, ván gỗ nhân tạo trong xây dựng nhà cửa

Ô nhiễm môi trường trong nhà có thể là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh bạch cầu cấp tính ở trẻ em. Nó cũng có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em và giảm trí thông minh của trẻ.

Ô nhiễm môi trường trong nhà chủ yếu bao gồm các chất phổ biến như formaldehyde, benzen, toluen, xylen, styren, một số chất phóng xạ radon và các chất khác. Chúng đến từ các tấm composite, sơn, chất phủ, chất kết dính và gạch lát sàn...

Vì vậy, trang trí nhà trước hết phải chọn vật liệu trang trí đủ tiêu chuẩn, ít dùng ván nhân tạo, không sử dụng quá nhiều vật liệu đơn lẻ, nội thất phòng trẻ em chủ yếu là gỗ nguyên khối. Sau khi cải tạo và sửa chữa nhà, nên mở rộng cửa và để thoáng không khí trong một tháng rồi mới nên vào ở.

Trước khi chuyển đến, cẩn thận hơn thì tốt nhất bạn nên tìm một cơ quan có chức năng thẩm định độ an toàn môi trường phòng ở để kiểm tra trước.

3, Không nên sử dụng thảm, chăn điện

"Điện thoại di động, máy tính, lò vi sóng,… đều phát ra một lượng bức xạ nhất định, có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ", các chuyên gia nhi khoa nhấn mạnh.

Ví dụ: Không đặt TV hoặc máy tính trong phòng trẻ em và không sử dụng chăn điện cho trẻ em. Tủ lạnh và lò vi sóng càng xa phòng khách và phòng ngủ càng tốt, ngăn cách bằng tường là tốt nhất. Khi sử dụng lò vi sóng, không để trẻ em ở gần.

Mặt sau màn hình máy tính có bức xạ mạnh, không nên để trẻ em đứng gần màn hình lâu. Khi xem TV, nên đặt vị trí ghế ngồi cách xa TV hơn 3 mét.

4, Không đựng thức ăn nóng vào sản phẩm nhựa

Hãy cẩn thận với việc sử dụng bình sữa trẻ em bằng nhựa, đừng quên để ý các sản phẩm nhựa khác dùng để chứa thức ăn cho trẻ em.

Trước khi mua, bạn nên quan sát nhãn hiệu tái chế hình tam giác trên đáy sản phẩm nhựa và nhìn vào các con số trong hình tam giác.

Thông thường nó có từ số 1-7 - đại diện cho các sản phẩm nhựa được làm từ các loại nguyên liệu khác nhau, đa số không chịu được nhiệt độ cao, trong đó mã số 5 phần lớn được dùng để làm hộp cơm dùng trong lò vi sóng chịu được nhiệt độ cao 130°C nhưng nắp thường trong suốt.

Loại nhựa có mã số 7, vốn là "hàng nguy hiểm" chịu nhiệt kém nhất, vì vậy bạn nên cố gắng tránh đựng nước nóng, thức ăn nóng hoặc đồ ăn cần hâm nóng.

6 thứ có thể gây nguy hiểm đang bủa vây cuộc sống trẻ em: Hậu quả sẽ không đo đếm hết - Ảnh 2.

5, Quần áo mới nên được phơi 3 ngày trước khi mặc

Các vấn đề của quần áo trẻ em thường gặp có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe chủ yếu tập trung vào lý do có quá nhiều formaldehyde và độ pH không đủ tiêu chuẩn khi sản xuất.

Vì vậy, khi chọn mua quần áo cho trẻ em, không nên mua những loại quần áo chống nhăn và tẩy trắng, thay vào đó, nên chọn màu trơn và không có họa tiết in thì càng tốt, và họa tiết in không được quá cứng.

Hãy ngửi khi mua và đừng mua những loại quần áo nếu chúng có mùi hăng tương tự như mùi ở các cửa hàng nội thất. Quần áo mới sau khi mua về cần ngâm trong nước sạch 10 phút, xả sạch, phơi nắng trong 3 ngày rồi mới nên mặc chúng, để các chất được tạo ra trong quá trình sản xuất có thể bay hơi hoặc giải phóng bớt.

6 thứ có thể gây nguy hiểm đang bủa vây cuộc sống trẻ em: Hậu quả sẽ không đo đếm hết - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)


6, Đừng chọn những loại đồ chơi có màu sắc quá sặc sỡ

Vấn đề cadmium và chì trong đồ chơi trẻ em luôn tồn tại. Một mặt, sau khi cố tình thêm các chất như vậy, nó có thể làm cho nhựa cứng hơn.

Mặt khác, sơn phun thường được sử dụng trong đồ chơi kim loại, các khối đồ chơi thuộc thể loại xây dựng được phủ sơn màu, bóng bay có hoa văn, và một số sơn có chứa chì.

Chì có thể gây tổn thương nhiều cơ quan và nhiều hệ thống khác trên cơ thể. Bạn nên đến trung tâm mua sắm chính thức và uy tín để mua đồ chơi, tìm nhãn hiệu được cấp chứng nhận 3C, và không mua đồ có màu quá chói, sặc sỡ cho trẻ em sử dụng.

6 thứ có thể gây nguy hiểm đang bủa vây cuộc sống trẻ em: Hậu quả sẽ không đo đếm hết - Ảnh 4.

(Ảnh minh họa)


Chúng ta đã có nhiều bài học về những rủi ro sức khỏe khi cho trẻ tiếp xúc với môi trường sống và đồ dùng thiếu an toàn. Một lần nữa khuyến cáo bạn nên cẩn thận và chú ý hơn đến sự an toàn sức khỏe của trẻ trong đời sống hàng ngày.

*Theo BS Gia đình (TQ)

Theo Vân Hồng

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên