6 yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư ruột: Rất nhiều người mắc phải nguyên nhân thứ 6
Yếu tố nguy cơ của ung thư ruột bao gồm: trên 50 tuổi, tiền sử gia đình, mắc bệnh viêm ruột kéo dài như viêm loét đại tràng, mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và lối sống không lành mạnh.
- 22-09-2018Ung thư máu: Những dấu hiệu nhận biết sớm và cảnh báo nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao
- 21-09-2018Đánh răng đúng cách có thể giảm 80% nguy cơ mắc bệnh răng miệng, bao gồm cả ung thư miệng
Trong đó nguyên nhân thứ 6 thuộc về lối sống không lành mạnh thì ngày càng có nhiều người mắc.
Đi tiểu khó, hay đau vùng bụng, ăn không ngon miệng
Bệnh nhân Nguyễn Bảo Ngọc đến Bệnh viện K (Cơ sở Quán Sứ) với những dấu hiệu bất thường trên cơ thể như: Đi tiểu khó, hay đau vùng bụng, ăn không ngon miệng. Sau một tuần có kết quả sinh thiết, cả gia đình bất ngờ vì không nghĩ một ngày con mình lại mắc phải căn bệnh hiểm nghèo.
Cô Đinh Thị Bình (48 tuổi – mẹ em Ngọc) chia sẻ: "Ngày nhận kết quả em bị ung thư ác tính, cô suy sụp và không thể đứng vững. Nghe đến ung thư nhiều, xung quanh cũng nhiều người mình biết bị mắc bệnh này, nhưng không nghĩ một ngày con mình lại mắc phải".
Qua khai thác bệnh sử, được biết Ngọc là người ốm yếu ngay từ khi còn nhỏ, em có tiền sử đau dạ dày và thường xuyên không khỏe mạnh. Sinh hoạt và học tập ở Hà Nội, do không có sự giám sát của bố mẹ nên em đã duy trì chế độ sinh hoạt không điều độ suốt một thời gian dài.
Sinh viên Nguyễn Bảo Ngọc (22 tuổi – Thái Nguyên) đang phải chiến đấu với bệnh ung thư ruột non
Ngọc có thói quen thức khuya, ăn uống không khoa học, gần đây xuất hiện hàng loạt biểu hiện bất thường ở vùng bụng. Sau khám và chẩn đoán bệnh nhân được chuyển sang BV K (Cơ sở Tân Triều) theo dõi và mổ.
Ngày 20/9 mới đây, sau một tuần phẫu thuật, Bảo Ngọc có thể nói chuyện nhiều hơn với mọi người. Bác sĩ nói sau đợt phẫu thuật cắt bỏ khối ung thư đầu tiên. Bệnh nhân sẽ còn phải nằm tại BV theo dõi chờ kết quả sinh thiết hậu phẫu. Trong trường hợp bệnh biến chuyển thì cần thay đổi phương pháp điều trị có thể là nội khoa, hóa trị hoặc xạ trị.
Triệu chứng ung thư ruột thường nhầm lẫn với bệnh khác
Theo TS. BS Phạm Văn Bình - Trưởng khoa Ngoại bụng I –Bệnh viện K, các triệu chứng ung thư đường tiêu hóa nói chung và ung thư ruột nói riêng thường khó nhận biết, tuy nhiên vẫn có một số dấu hiệu cảnh báo phổ biến như thay đổi thói quen đại tiện, đau bụng dưới kéo dài và có máu trong phân.
Đa số mọi người dễ nhầm lẫn các triệu chứng ung thư ruột với các căn bệnh thông thường khác.
- Bụng khó chịu hoặc trướng bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề do ăn uống hoặc ung thư ruột.
- Chảy máu hậu môn hoặc có máu trong phân có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ, một căn bệnh ít nguy hiểm.
- Bệnh trĩ là tình trạng phình mạch máu trong hoặc xung quanh hậu môn gây chảy máu khi đại tiện.
Ung thư ruột non nguy hiểm giống như các loại ung thư đường tiêu hóa khác
Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến ung thư ruột nhưng có 6 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Theo tổ chức Bowel Cancer UK những yếu tố nguy cơ bao gồm: Đối tượng trên 50 tuổi, tiền sử gia đình có người mắc ung thư ruột, mắc bệnh viêm ruột kéo dài như viêm loét đại tràng, mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và lối sống không lành mạnh.
Phương pháp hạn chế nguy cơ mắc ung thư đường ruột
Con người có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng một số thay đổi đơn giản trong lối sống như:
- Hạn chế ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư ruột.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh và hạn chế uống rượu cũng giúp ngăn ngừa căn bệnh này.
- Cách tốt nhất để chống lại bệnh ung thư ruột là tăng cường chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày.
- Những thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, rau xanh, các loại đậu, đậu Hà Lan và ngũ cốc nguyên hạt.
Hạn chế ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư ruột
Chuyên gia khuyến cáo
Tại Việt Nam, các bệnh lý đường tiêu hóa đứng đầu trong nhóm bệnh nội khoa. Các chuyên gia cảnh báo, người dân cần chủ động thăm khám sàng lọc ung thư.
Các đơn vị y tế cần có chiến lược tầm soát ung thư ở giai đoạn sớm. Vận động chương trình truyền thông kiến thức để người dân tự giác thăm khám trước khi mắc bệnh. Tạo cho tất cả mọi người ý thức tự giác khám bệnh định kỳ.
Đồng thời, bản thân người dân cũng phải tự nắm được các triệu chứng sớm của bệnh để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Trí thức trẻ