MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

60% khả năng nước Mỹ có thể rơi vào suy thoái trong 4 năm tới

15-10-2016 - 17:09 PM | Tài chính quốc tế

Tháng trước, WSJ tiến hành một cuộc khảo sát đối với các nhà kinh tế. Kết quả là, 60% khả năng nước Mỹ có thể rơi vào một cuộc suy thoái trong 4 năm tới.

Tuy nhiên, kết quả này không đánh đồng lý do gây nên suy thoái là do vị Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Đó là một sự công nhận rằng, từ trước đến nay, nền kinh tế Mỹ không bao giờ tăng trưởng trong hơn một thập kỷ mà không suy thoái. Trong 4 năm tới, một thứ gì đó – sự kiệt sức mang tính chu kỳ của nền kinh tế, sai lầm chính sách của Fed, hoặc yếu tố đặc biệt bên ngoài – sẽ kéo nền kinh tế đi xuống.

“Chúng tôi không cho rằng tăng trưởng chết bởi “tuổi già” mà nhiều khả năng là một cơn sốc sẽ đánh bại nền kinh tế Mỹ", Lewis Alexander – nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Nomura nhận định.

Đà tăng trưởng hiện nay bắt đầu từ tháng 7/2009, và vẫn tiếp tục tháng thứ 88 – giai đoạn tăng trưởng lâu thứ 4 trong lịch sử từ năm 1854 đến nay.

Giới kinh tế học nhận định xác suất nước Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong năm sau là 20% và tăng dần lên trong 3 năm sau. Phần lớn đều cho rằng kinh tế toàn cầu ảm đạm là rủi ro lớn đối với nền kinh tế Mỹ, bên cạnh những chính sách mới của tân Tổng thống Mỹ.

Cụ thể, chiều dài đà tăng trưởng có ít mối quan hệ với cường độ của nó. Nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng với tốc độ 2,1%/năm kể từ năm 2009 – thấp nhất kể từ sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc. Nhiều học giả trước đây lạc quan cho rằng tốc độ tăng trưởng này sẽ tăng, nhưng hiện nay hầu hết đều dự đoán nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ này trong những năm tới.

Khảo sát của WSJ cũng nhấn mạnh thách thức lớn cho vị Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ: Chính sách đối phó với khủng hoảng. Ví dụ, cựu Tổng thống George W. Bush đưa ra chính sách cắt giảm thuế trong giai đoạn 2001-2003 để kích thích nền kinh tế nhằm đối phó với cơn suy thoái trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Một thời gian ngắn sau khi đương nhiệm giữa bối cảnh suy thoái, Tổng thống Obama cũng sử dụng chính sách thuế và tiêu dùng.

Chính sách kinh tế của tân Tổng thống thường là bất ổn. Nhưng với tỷ lệ chênh lệch lớn 85% và 15% trong kỳ bầu cử Tổng thống năm nay, bất ổn còn nhiều hơn bao giờ hết, một phần do khoảng cách ngày càng tăng giữa 2 Đảng.

“Thậm chí sau khi cuộc bầu cử kết thúc, bất ổn vẫn còn rất lớn”. Gregory Daco - nhà kinh tế trưởng tại Oxford Economics cho biết. “Giới làm chính sách có lẽ sẽ phải mất vài tháng khó khăn”.

Chính sách kinh tế của bà Clinton nhìn chung là giống với những ứng viên trước đây của Đảng Dân chủ. Nhưng bà Clinton có lẽ sẽ phải đối mặt với một Nghị viện không có khả năng hoặc không muốn thay đổi điều luận trong vài năm gần đây.

Donald Trump đã vứt bỏ cách tiếp cận kinh tế truyền thống của Đảng Cộng hòa mà chưa từng xuất hiện trong cả thời cựu Tổng thống Ronald Reagan hoặc cựu Tổng thống Bush. Trump đã đề nghị trục xuất dân tị nạn, đàm phán lại hiệp định thương mại và áp thuế quan - khá xa so với quan điểm từ trước đến nay của các nghị sĩ Đảng Cộng hòa, trong đó có cả Phát ngôn viên Paul Ryan.

Anh Sa

WSJ

Từ Khóa:
Trở lên trên