7 bài tập bổ não dành cho người muốn thông minh, thành công hơn
Mọi người ai cũng muốn thành công, hầu hết đều muốn giàu có. Nhưng tại sao chúng ta chẳng bao giờ đạt được. Lý do không phải đến từ những nhân tố bên ngoài. Chính những rào cản từ bản thân mới là nguyên nhân ngăn chúng ta thực hiện điều đó.
- 29-12-20168 điều người thành công "khắt cốt ghi tâm" khi gặp thất bại, bạn cũng cần phải thế!
- 26-12-2016Câu chuyện thất bại của chàng trai 25 tuổi và bài học: Nỗ lực giúp đỡ cộng đồng, thành công sẽ tìm đến bạn
- 25-12-2016Câu chuyện ông lão bán táo và chàng nhân viên trẻ: Ngưng than vãn, đây là cách người thành công nắm bắt cơ hội
- 23-12-2016Nghệ thuật "chạy deadline": 5 cách để hoàn thành công việc đúng hạn
Nếu bạn muốn trở nên giàu có và thành công, trước tiên bạn cần phải có trí lực khỏe mạnh.
1. Mục tiêu là vàng
Không có gì bí mật về mối tương quan tích cực giữa thiết lập mục tiêu và năng suất làm việc – những người thành công làm việc với một mục tiêu “đo lường được” thường đạt năng suất cao hơn nhiều so với những người chỉ làm mà không có kế hoạch. Nhưng việc có định hướng mục tiêu và đối xử mục tiêu như ‘vàng” không phải chỉ là luôn đặt chúng ở vị trí hàng đầu. Bạn phải coi chúng như ưu tiên lớn nhất, có những hy sinh lớn để đạt được chúng và chia thành những mục tiêu nhỏ hơn khi cần thiết. Tạo ra mục tiêu chỉ là bước đầu tiên của quá trình, bạn cần phải kiên định làm theo kế hoạch thì mới khiến mục tiêu đó có nghĩa.
2. Tương lai quan trọng hơn so với hiện tại
Đây có thể có thể coi là một ý kiến chủ quan đáng tranh cãi. Có thể bạn cho rằng “sống trọn khoảnh khắc hiện tại” quan trọng hơn là lo lắng về tương lai. Trong khi đó những người có định hướng tương lai, những người đưa ra quyết định dựa trên sự phân tích thành quả đạt được trong tương lai lại là những người có khả năng thành công cao hơn. Họ không sợ phải hy sinh một vài thứ trong ngắn hạn nếu điều đó đồng nghĩa đạt được thành quả trong tương lai, và họ không bị cám dỗ bởi những thú vui nhất thời mà có thể đánh mất điều tốt đẹp trong tương lai. Đối với họ tương lai là sự ưu tiên hàng đầu.
3. Thất bại không phải là một điều xấu
Những nỗi sợ thất bại thấm sâu trong xã hội chúng ta và vô hình chung nó khiến mọi người dễ thỏa mãn với cuộc sống của chính họ. Thất bại luôn đi cùng với cơ hội và chúng ta cần phải ngưng chỉ trích nó. Người thành công thấy thất bại là một bước cần thiết của quá trình và là cơ hội học hỏi vô giá.
4. Cơ hội tồn tại ở khắp mọi nơi
Cơ hội sẽ đến những khi bạn không ngờ nhất. Đó có thể là là một đối tác tiềm năng, người mà bạn gặp trong quán cà phê. Khi bạn tiếp nhận tư duy cơ hội thật sự có ở khắp nơi, trong mọi khoảnh khắc mỗi ngày bạn sẽ luôn tìm thấy cơ hội đang ẩn giấu. Chỉ bằng thái độ này bạn sẽ tự khám phá ra nhiều cơ hội cho chính mình và còn thu được rất nhiều giá trị trong cuộc sống.
5. Biết mạo hiểm đúng lúc là điều quan trọng
Rủi ro là điều đáng sợ mà ai cũng muốn tránh nhưng nếu không có nó sẽ chẳng có sự phát triển. Nghiên cứu cho thấy rằng những người giàu có nhất, những người thành công nhất là những người không sợ mạo hiểm và chấp nhận rủi ro. Nếu không sẵn sàng mạo hiểm, bạn sẽ không có những bước tiến gần hơn đến những thành quả và tất nhiên không có thành quả thì làm sao có thành công.
6. Tính nhất quán là tốt nhưng phải biết điểm dừng
Đây là một trạng thái tinh thần phức tạp nhưng lại quan trọng. Đối với hầu hết các tình huống, nó lại còn đặc biệt quan trọng, ví dụ như trong việc đầu tư chẳng hạn. Tuy nhiên cũng có trường hợp tính nhất quán sẽ khiến tình hình tồi tệ hơn, ví dụ khi bạn đang có thói quen xấu. Thật khó để phát hiện ra những tính nhất quán “xấu” đang hoành hành nên bạn cần phải luôn trong trạng thái kiểm soát.
7. Chẳng có thứ gì luôn luôn hoàn hảo cả
Hãy chấp nhận thực tế rằng không có gì là hoàn hảo sẽ có ích cho bạn trong vô số lĩnh vực trong cuộc sống. Bạn sẽ không phải lo lắng về việc mạo hiểm, sẽ không ngần ngại để bắt đầu một dự án mới. Bạn sẽ không nản chí khi có điều gì sai, hoặc khi bạn bỏ qua một thiếu sót lớn. Bạn sẽ không thấy chính mình mòn mỏi chờ đợi thời gian "hoàn hảo" để khởi động một dự án, và bạn sẽ không từ bỏ mục tiêu của bạn chỉ vì bạn đã không đạt được chúng theo cách mà bạn mong đợi.
Thật không dễ dàng để đạt được những thói quen tinh thần này. Đừng nghĩ rằng bạn có thể áp dụng chúng ngay lập tức. Có thể bạn sẽ có một thời gian dài khó chấp nhận một số trong số đó, đặc biệt là khi chúng xung đột với quan điểm cố hữu và thế giới quan của bạn. Nhưng nếu bạn có thể dần dần tích hợp chúng vào tư duy và chấp nhận chúng, bạn sẽ bắt đầu đưa ra quyết định tốt hơn và hình thành thói quen mà một ngày kia sẽ dẫn bạn đến thành công hằng mơ ước.