7 cách nhìn người của Gia Cát Lượng: Áp dụng sẽ biết ngay ai là người tài, người tốt
Trải qua cả ngàn năm, những cách nhìn người của Gia Cát Khổng Minh vẫn khiến hậu thế không khỏi tấm tắc vì quá đúng!
- 09-02-2018Tin ấm lòng: Lại thêm một thanh niên làm rơi hết tiền dành dụm ăn Tết được người tốt trả lại toàn bộ
- 01-02-2018Trong một thế giới to thật to, đừng quên rằng luôn có những người tốt thật tốt
- 12-01-2018Muốn trở thành một người tốt hơn vào ngày mai, hãy bắt đầu với 8 thói quen này ngay hôm nay
- 15-08-2017Ai cũng tự hỏi vì sao người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công: Đây là câu trả lời!
Trong cuốn "Tri nhân", mưu sĩ nổi tiếng thời Tam Quốc là Gia Cát Lượng từng để lại 7 cách nhìn người của mình.
"Một là hỏi đúng sai để xem xét chí hướng của đối phương,
Hai là đặt câu hỏi để xem xét khả năng ứng biến của đối phương,
Ba là dùng mưu kế để đánh giá kiến thức của đối phương,
Bốn là đặt tình huống nguy khốn để xem dũng khí của đối phương,
Năm là dùng rượu để xem tính tình của đối phương,
Sáu là dùng công danh lợi lộc để xem sự liêm chính của đối phương,
Bảy là giao việc cho đối phương để xem chữ tín của họ".
Những tiêu chí nhìn người của Ngọa Long tiên sinh vốn xuất phát từ 7 phương diện: "Chí – biến – thức – dũng – tính – liêm – tín" để có thể đưa ra đánh giá toàn diện nhất về đối phương.
Hỏi đúng sai để xem xét chí hướng của đối phương
Để đánh giá phẩm chất của một người, trước tiên phải xem nhận định của người đó trước các vấn đề đúng – sai, từ đó đánh giá các nhìn và xem xét chí hướng của người đó.
Hễ là người không phân rõ đúng – sai, mang thái độ ba phải, "gió chiều này che chiều nấy" thì đều có khả năng làm tổn hại đến lợi ích chung trong thời khắc then chốt.
Vì vậy, tuyệt đối không thể giao phó trọng trách cho những người như vậy. Kiểu người ấy không có quan niệm rõ ràng về đúng sai, phẩm chất và đức tính cũng khó xác định.
Chỉ có người chí hướng cao, lập trường vững chắc, tấm lòng rộng lượng thì mới là người có thể cộng tác.
Đặt câu hỏi để xem xét khả năng ứng biến của đối phương
Dùng những câu hỏi sắc bén có thể đánh giá xem người đó có khả năng phân tích vấn đề và sắp xếp lý lẽ hay không? (Ảnh minh họa).
Muốn hiểu được một người, nhất định phải giao tiếp nhiều với người đó, dùng lý lẽ dồn người đó vào bước đường cùng để xem họ ứng phó ra sao.
Dùng tiêu chuẩn này để nhìn người, bởi Gia Cát Lượng tin rằng người có khả năng sử dụng ngôn từ nhanh nhạy, nhất định là người có đầu óc linh hoạt và tư duy nhạy bén.
Tiêu chí này cũng hoàn toàn có thể áp dụng trên chốn quan trường để đánh giá vị quan đó là tốt hay xấu.
Bởi lẽ, không chỉ tham quan, mà những quan lại tư chất tầm thường cũng sẽ hại dân hại nước, làm hỏng đại sự. Thứ họ thiếu chính là năng lực đánh giá và giải quyết vấn đề một cách đúng đắn.
Dùng mưu kế để đánh giá kiến thức của đối phương
Phương thức này có thể áp dụng trong bất kỳ tình huống nào. Ví dụ, một quan lại nếu không có mưu lược, gặp phải tình huống bất ngờ ắt chỉ có thể bó tay chịu trói.
Khi ấy dù cho người này có lòng tốt, muốn cống hiến vì nước vì dân thì vẫn chỉ đành lực bất tòng tâm, làm ảnh hưởng đến đại cục.
Vốn dĩ, những người muốn cống hiến nhất định phải là người có thể đưa ra những phương pháp để cải thiện xã hội của họ.
Đặt ra tình huống nguy khốn để xem dũng khí của đối phương
Để có thể đánh giá sự can đảm của một người, hãy xem cách họ ứng phó trước tình huống nguy khốn. (Ảnh minh họa).
Cổ nhân có câu: "Tuế bất hàn vô dĩ tri tùng bách, sự bất nan vô dĩ tri quân tử" (Đại ý: Nếu sự việc không có khó khăn thì làm sao để biết được người quân tử).
Giống như câu nói "lửa thử vàng, gian nan thử sức", khó khăn chính là "ngọn lửa" tốt nhất để thử thách dũng khí của đối phương.
Muốn nhìn nhận dũng khí của một người, trước tiên hãy nói cho người đó biết một số khó khăn và nguy hiểm cần xử lý để xem họ trả lời ra sao.
Nếu đó là một người thiếu dũng khí, vậy đừng nói xả thân vì đại nghĩa, trừ gian diệt ác, chỉ e rằng người đó ngay đến bản thân còn khó lòng bảo vệ, sao có thể trông chờ gì được đây?
Dùng rượu để xem tính tình của đối phương
Rượu là một trong những "thước đo" tốt nhất đối với lòng ngời. (Ảnh minh họa).
Dân gian thường lưu truyền câu nói "rượu vào lời ra". Bản tính thực sự của một người thường được cất giấu rất sâu, mà dùng rượu sẽ khiến họ mở lòng, để người đó bộc lộ ra bản chất thật của mình.
Điều này cũng có nghĩa là, khi một người say rượu, ta có thể biết được phẩm hạnh và nhân cách của người đó ra sao.
Chớ vội coi nhẹ cách nhìn người này. Thực tế trong lịch sử Trung Hoa đã có bao văn thần, võ tướng vì say rượu phạm pháp mà bị chém đầu. Bản thân Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận năm xưa cũng đã từng áp dụng thành công mưu kế "dùng rượu tước binh quyền".
Dùng công danh lợi lộc để xem sự liêm chính của đối phương
Lợi ích vốn là thứ mà ai cũng yêu thích. Quan sát thái độ của một người khi đứng trước những lợi ích ắt sẽ nhìn ra phẩm hạnh của người đó.
Người có phẩm hạnh cao thượng tuyệt đối sẽ không làm việc phi nghĩa dù cho món lời mang ra dụ dỗ họ có lớn đến đâu.
Nhân tính vốn có một phần "tham dục", nhưng "quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo" (người quân tử coi trọng của cải nhưng lấy của cải phải đúng đạo lý).
Từ xưa đến nay, lịch sử không thiếu những câu chuyện dùng tiền tài để đo tấm lòng. Mà số quan lại bại bởi một chữ "lợi" (lợi ích) cũng nhiều không kể xiết.
Người không kháng cự được sự mê hoặc của tiền tài ắt không thể trở thành quan thanh liêm. Trong khi đó, nhân tài mà bách tính trông đợi dĩ nhiên là thanh quan chứ không phải tham quan.
Giao việc cho đối phương để xem chữ tín của họ
Cần phải xem xét lời nói và hành động của đối phương có nhất quán hay không, người nói mà không giữ lời ắt là kẻ không thủ tín, sẽ dễ dàng đánh mất sự tin tưởng của người khác dành cho họ.
Thủ tín vốn là "cái gốc" làm người. "Nhân vô tín bất lập", người không có giữ tín ắt sẽ không có chỗ đứng ở đời.
Trí thức trẻ