MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

7 dấu hiệu cảnh báo đường huyết cao, dễ gây tổn hại gan, tim, mắt: Không chỉ bệnh nhân đái tháo đường mới bị, tuyệt đối đừng chủ quan!

14-09-2019 - 12:53 PM | Sống

Đây là những triệu chứng mà mọi người thường xuyên bỏ qua, khiến cho tình trạng đường huyết cao càng trở nên trầm trọng.

Khi nhắc đến đường huyết cao, mọi người thường nghĩ tới các bệnh nhân tiểu đường thường xuyên phải nạp insulin để giữ cho cơ thể ổn định. Tuy nhiên, tình trạng này có thể xảy ra ngay cả đối với người không bị tiểu đường. Nếu không được điều trị kịp thời, nó sẽ dẫn đến các bệnh về thận, mắt và tim.

Đường huyết cao xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ lượng hormone insulin giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Do đó, người mắc bệnh sẽ gặp phải một loạt những triệu chứng nguy hiểm. Thông thường, những triệu chứng này không xuất hiện ngay lập tức mà phải mất nhiều ngày hoặc tuần.

Không chỉ người mắc tiểu đường tuýp 1 với tiểu đường tuýp 2 mới bị đường huyết cao. Nhiễm trùng, ít hoạt động, stress hay ăn quá nhiều tinh bột cũng có thể dẫn tới đường huyết cao. Những người bị xơ nang hoặc uống thuốc chẹn beta cũng dễ mắc tình trạng.

Nếu có 7 triệu chứng dưới đây, rất có thể bạn đã mắc hội chứng đường huyết cao và cần đến gặp bác sĩ sớm.

Làm gì cũng mệt mỏi

7 dấu hiệu cảnh báo đường huyết cao, dễ gây tổn hại gan, tim, mắt: Không chỉ bệnh nhân đái tháo đường mới bị, tuyệt đối đừng chủ quan! - Ảnh 1.

Ảnh: Andre Penner/AP

Nhiều người nghĩ rằng đường huyết cao sẽ tiếp thêm nhiều năng lượng để hoạt động. Trên thực tế, tình trạng này chỉ khiến bạn không ngừng đờ đẫn và mệt mỏi.

Đó là do các tế bào trong cơ thể bạn không biết nên sử dụng glucose - hay còn gọi là đường - trong máu như thế nào cho phù hợp. Vì thế, bạn không có đủ năng lượng để hoạt động bình thường.

Mờ mắt

7 dấu hiệu cảnh báo đường huyết cao, dễ gây tổn hại gan, tim, mắt: Không chỉ bệnh nhân đái tháo đường mới bị, tuyệt đối đừng chủ quan! - Ảnh 2.

Ảnh: Shuttershock

Một triệu chứng khác của tình trạng đường huyết cao là mờ mắt. Lượng đường cao sẽ khiến thủy tinh thể bị sưng, khiến bạn gặp khó khăn trong việc tập trung vào một điểm nhất định. Nếu không được chữa trị kịp thời, mờ mắt do đường huyết cao gây ra có thể dẫn tới mù vĩnh viễn.

Để xử lý triệu chứng này, bạn cần đưa mức đường huyết của mình trở về bình thường bằng cách đi gặp bác sĩ. Mức đường huyết thông thường là 70-130 mg/dL trước bữa ăn và dưới 180 mg/dL sau khi ăn 1-2 giờ. Tuy nhiên, các thông số này còn phụ thuộc vào thể trạng của từng người khác nhau.

Đi tiểu liên tục

7 dấu hiệu cảnh báo đường huyết cao, dễ gây tổn hại gan, tim, mắt: Không chỉ bệnh nhân đái tháo đường mới bị, tuyệt đối đừng chủ quan! - Ảnh 3.

Ảnh: Demkat/ iStock

Khi lượng đường trong máu tăng cao, thận của bạn sẽ phải làm việc quá tải, nhằm đào thải lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể. Lượng đường này sẽ được tống ra ngoài cùng với nước tiểu. Do vậy, đường huyết càng cao, bạn càng đi tiểu nhiều.

Khát nước mọi lúc

7 dấu hiệu cảnh báo đường huyết cao, dễ gây tổn hại gan, tim, mắt: Không chỉ bệnh nhân đái tháo đường mới bị, tuyệt đối đừng chủ quan! - Ảnh 4.

Ảnh: Shuttershock

Đi tiểu liên tục sẽ làm bạn cảm thấy khát nước hơn. Khi bạn tiểu tiện, nước từ các mô cũng bị thải ra ngoài cùng với đường, khiến cơ thể nhanh chóng mất nước. Vì thế, bạn sẽ cảm thấy khát nước hơn bình thường.

Vết thương lâu lành hơn

7 dấu hiệu cảnh báo đường huyết cao, dễ gây tổn hại gan, tim, mắt: Không chỉ bệnh nhân đái tháo đường mới bị, tuyệt đối đừng chủ quan! - Ảnh 5.

Ảnh: Shuttershock

Đường huyết cao sẽ làm chậm quá trình lưu thông máu, ảnh hưởng tới khả năng tự chữa lành của cơ thể.

Do đó, bất cứ vết thương nào bạn gặp phải, nhất là ở bàn chân, sẽ mất nhiều thời gian để lành hơn. Bạn cũng dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng âm đạo do lưu thông máu kém.

Tê tay, chân

7 dấu hiệu cảnh báo đường huyết cao, dễ gây tổn hại gan, tim, mắt: Không chỉ bệnh nhân đái tháo đường mới bị, tuyệt đối đừng chủ quan! - Ảnh 6.

Ảnh: REUTERS/THOMAS MUKOYA

Đường huyết cao có thể tác động đến quá trình lưu thông máu. Lượng đường dư thừa sẽ khiến máu trở nên cô đặc hơn, khó di chuyển tới các cơ quan trong cơ thể.

Do đó, bạn sẽ cảm thấy dễ bị tê tay, chân do các bộ phận này không được cung cấp đủ máu. Các cơ quan khác cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

"Mạch máu của bạn rất nhỏ - nhất là ở mắt, tai, dây thần kinh, thận và tim. Vì thế, máu sẽ khó lưu thông nếu đặc như si rô", Joanne Rinker - chuyên gia dinh dưỡng về tiểu đường tại North Carolina (Mỹ) - cho biết.

Đau đầu thường xuyên

7 dấu hiệu cảnh báo đường huyết cao, dễ gây tổn hại gan, tim, mắt: Không chỉ bệnh nhân đái tháo đường mới bị, tuyệt đối đừng chủ quan! - Ảnh 7.

Ảnh: Milan Ilic Photographer/Shutterstock

Đường huyết cao có thể ảnh hưởng tới các hormone quan trọng giúp não bộ hoạt động bình thường. Vì vậy, bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm thấy đau đầu.

Trong đó, hormone epinephrine và norepinephrine có trách nhiệm giúp mạch máu co giãn. Tình trạng đường huyết cao sẽ làm rối loạn quá trình lưu thông máu, khiến bạn đau đầu cho đến khi lượng đường trong máu trở về mức ổn định.

Ngọc Hà

Insider

Trở lên trên