7 dấu hiệu cho thấy bạn đang túng quẫn tiền bạc, toát mồ hôi hột khi đọc đến ngay gạch đầu dòng thứ nhất!
Có những dấu hiệu sau đồng nghĩa cuộc sống của bạn luôn chật vật, sắp khủng hoảng tài chính đến nơi.
- 26-10-20214 dấu hiệu của người "nghèo tiền bạc, dư sĩ diện": Tiêu hoang để che đi cảm giác kém cỏi, hết tiền rồi lại càng tự ti hơn
- 21-10-2021Người giàu có 9 nguyên tắc độc đáo để dạy con về TIỀN BẠC, cha mẹ thông minh nên học theo để con khỏi lâm cảnh "trắng tay" khi trưởng thành
- 19-10-2021Qua nửa đời người, hoá ra tiền bạc chỉ là vật ngoài thân: Để cuộc sống thuận theo ý, nên tu chí rèn luyện 3 điều
Để đảm bảo cuộc sống thoải mái, trước tiên bạn phải có đủ tiền để tiêu. Nhưng như thế nào mới là đủ tiền?
Đủ ở đây không có nghĩa lúc nào ví tiền của bạn cũng rủng rỉnh, ăn tiêu xa hoa vui vẻ cả tháng. Mà nó là bạn không phải cày cuốc, vật lộn tìm mọi cách kiếm tiền nhưng chẳng bao giờ trả nổi những hóa đơn, mức sống luôn ở mức thấp nhất, vay tiền nhiều như chúa Chổm nhưng chẳng có khả năng trả nợ…
Những vấn đề trên có thể dẫn bạn đến tình trạng túng quẫn tiền bạc cực độ, nói trắng ra là kiếm tiền mãi nhưng không bao giờ là đủ, cuộc sống ngày càng bế tắc không lối thoát. Dưới đây là 7 dấu hiệu rõ rệt nhất của việc bạn sắp khủng hoảng tài chính đến nơi và giải pháp tốt nhất để giải quyết triệt để mà bạn cần biết để cứu vớt ví tiền lẫn cuộc sống của mình.
1. Sử dụng thẻ tín dụng thường xuyên
Sử dụng thẻ tín dụng không xấu, ngược lại nó còn có biết bao tiện ích như mua đồ giảm giá, hoàn tiền, tích điểm… Thế nhưng nếu bạn phải dùng thẻ tín dụng thường xuyên, thay cho tiền lương trong tháng thì đây chính là dấu hiệu rõ nhất cho thấy tài chính của bạn có vấn đề.
Ban đầu đây không phải là vấn đề lớn, nhưng nếu bạn cứ tiếp tục lạm dụng thẻ tín dụng, dùng cho bằng hết dư nợ của thẻ và không thể kham nổi nữa, bạn sẽ vô cùng vất vả về sau.
Giải pháp: Ngưng dùng thẻ tín dụng
Việc ngưng sử dụng thẻ tín dụng ban đầu rất khó khăn và có thể khiến bạn không đủ chi cho những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Nhưng chuyển sang dùng tiền mặt hoặc thanh toán bằng chính tiền của bạn có sẵn sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn, tránh được mua sắm bốc đồng.
2. Không trả nổi hóa đơn
Nếu đến những hóa đơn thiết yếu của cuộc sống như tiền nhà, tiền điện, tiền nước hay điện thoại, internet mà bạn cũng không trả nổi, mỗi tháng đều phân vân nên gói ghém sao cho trọn thì bạn ơi, bạn đang túng quẫn lắm rồi.
Giải pháp: Hạ mức sống xuống thấp hơn
Luôn có cách để sống thoải mái do dù tài chính của bạn eo hẹp, không rủng rỉnh lắm. Hãy chấp nhận dọn đến nơi có tiền thuê nhà thấp hơn, học các mẹo tiết kiệm điện nước, dùng các gói internet - điện thoại rẻ hơn nhưng phù hợp, nấu ăn tại nhà thay vì ăn hàng, xem phim trực tuyến thay cho ra rạp thường xuyên.
3. Lương vừa về đã hết nhẵn
Ai mà không có những tháng lương về chưa nóng tay đã hết sạch, song, nếu tiền của bạn "bốc hơi" sạch bách chỉ sau một tuần nhận lương thì đây lại là vấn đề rất đáng lo ngại. Cuộc sống của bạn sẽ luôn ở trong trạng thái chật vật và có khi là sắp phải đối diện với khủng hoảng tài chính trong tương lai gần.
Khi rơi vào tình trạng này, nhiều người chọn cách đi vay mượn để trang trải. Nhưng giải pháp trên hoàn toàn vô ích, ngược lại nó còn khiến bạn "lương chưa nhận đã hết sạch" vì phải trang trải nợ nần rồi.
Giải pháp: Cố gắng tăng thêm thu nhập
Nếu không còn có thể giảm bớt bất cứ khoản chi nào và nợ nần quá nhiều, cách duy nhất bạn có thể làm là tìm mọi cách để tăng thêm thu nhập như đổi công việc khác, đầu tư - kinh doanh nhỏ. Dù thu nhập chỉ chênh lệch vài trăm, hơn triệu so với lúc trước thì vẫn có ý nghĩa rất lớn với tài chính của bạn hiện tại.
4. Không cắt giảm thêm được khoản nào
Khi bạn nhìn vào ngân sách để tìm kiếm các khoản tiêu hoang có thể giảm bớt và nhận ra mọi thứ đều đang ở mức thấp nhất có thể: ăn uống tại nhà 100%, tiết kiệm điện nước đến cực độ, không dám mua sắm hay tiêu vặt… cuộc sống của bạn đang khốn khổ lắm rồi. Cắt giảm hết tất cả những niềm vui, khoản chi để tận hưởng vẫn không dư ra đồng nào thì bạn thật sự không kiếm đủ tiền, túng quẫn vô cùng.
Giải pháp: Thiết lập ngân sách chi tiêu hạn hẹp
Cách tốt nhất bây giờ chỉ là bạn nên đối phó với tình trạng mức sống cực kỳ eo hẹp của mình ra sao chứ không phải cố giảm bớt thêm để dư được vài đồng. Hãy lập một ngân sách chi tiêu ngắn hạn với những khoản cần đảm bảo, ưu tiên chúng lên hàng đầu để không phải đau khổ chọn đồ ăn hay thanh toán tiền điện trước.
5. Không có quỹ khẩn cấp
Đến nhu cầu thiết yếu bạn còn không có, thì làm gì có hy vọng nào cho khoản tiền backup vào những lúc khẩn cấp. Điều này giống như một hiệu ứng domini, đẩy tài chính của bạn sâu hơn vào khủng hoảng. Cần gấp mà không có tiền thì chỉ còn cách vay mượn, dùng thẻ tín dụng rồi ôm lãi, ôm nợ bù đầu, bù cổ, cuộc sống ngày càng bế tắc không có lối thoát.
Giải pháp: Lập quỹ khẩn cấp
Rõ là điên rồ khi bảo ai đó tiết kiệm khi họ đang phải chật vật mới sống còn được mỗi ngày. Nhưng có một khoản backup phòng hờ sẽ khiến bạn yên tâm hơn rất nhiều, không đẩy bạn vào sâu hơn trong sự túng quẫn. Bạn có thể bắt đầu bằng tiết kiệm 100 - 200k rồi xây dựng dần quỹ của mình.
6. Thường xuyên lo lắng về tiền bạc
Nỗi lo lắng làm sao có tiền mua nhà ở tuổi 30, làm sao sắm một chiếc ô tô mới khác hoàn toàn với nỗi lo thường trực tiền đâu mua thực phẩm, trả tiền nhà, chi cho nhu cầu thiết yếu hàng tháng. Nếu thường xuyên phải lo lắng về tiền đến mức không thể ngủ được mỗi đêm, rõ ràng bạn đang không kiếm đủ tiền. Hãy cố dẹp những nỗi lo ấy đi và dùng thời gian vào việc lập kế hoạch xoay chuyển tình thế túng quẫn của bạn.
Giải pháp: Ngừng hoảng sợ để đưa ra những cách tốt hơn
Nếu nỗi lo luôn thường trực, bạn sẽ không thể nào giải quyết được bất cứ thứ gì cũng như không đủ sáng suốt lập ra những kế hoạch tài chính cho mình. Bạn cần lấy lại bình tĩnh, nhìn nhận lại ngân sách cá ngân và các khoản chi, lên kế hoạch cho việc mua sắm - tiêu tiền thiết yếu mỗi tháng cũng như tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp hoặc tìm cách tăng thêm thu nhập.
7. Không đạt được mục tiêu tài chính nào
Không gì tệ hơn khi liên tục tìm cách xoay chuyển tình thế nhưng suốt một khoảng thời gian dài, bạn vẫn giậm chân tại chỗ. Nợ không trả bớt được chút nào, backup cũng mãi không có… Dấu hiệu này tuy không nghiêm trọng bằng những dấu hiệu kể trên nhưng nếu nó còn tồn tại thì bạn vẫn phải giải quyết triệt để trước khi nó trầm trọng hơn.
Giải pháp: Đảm bảo mục tiêu của bạn khả thi
Tất nhiên, không thể loại trừ việc bạn đã đặt mục tiêu tài chính vượt quá khả năng của bạn. Thế nên đầu tiên hãy xem xét lại các vấn đề, hạ thấp mục tiêu tài chính hơn đôi chút đã. Hãy đảm bảo mọi thứ dù ít nhưng vẫn làm được còn hơn "bánh vẽ" cho to rồi chẳng làm được cái nào.
Tham khảo: The Blance
Ảnh: Tổng hợp
Pháp luật & bạn đọc