MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

7 điều đánh thức khả năng tiềm ẩn, khơi dậy "thiên tài" trong con người bạn

16-03-2017 - 15:20 PM | Sống

Nếu bạn vẫn luôn tự hỏi làm thế nào để phần thiên tài trong mình trỗi dậy và đạt được thành công trong cuộc sống, hãy dành thời gian cho những lời khuyên sau.

1. Bắt đầu từ việc lưu tâm

Khi bạn trở thành một người quan sát tốt hơn những hành động của chính mình, bạn tự nhiên sẽ ý thức được bản thân có những ưu, nhược điểm gì. Việc thừa nhận thất bại hay sai lầm của bản thân không phải là điều dễ dàng với tất cả.

Việc tập trung toàn bộ cảm xúc, cảm giác và suy nghĩ của mình vào một sự vật, sự việc và không có bất cứ phán xét gì giúp chúng ta nhận thức tốt hơn về trạng thái nội tâm của ta. Theo các nhà nghiên cứu, điều này giúp chúng ta có cái nhìn chân thực hơn về bản thân cũng như mọi sự vật, đồng thời, thúc đẩy sự tự tin và tính cầu toàn.

2. Luyện tập cởi mở có ý thức

Hay chính là sự sáng tạo. Cuộc sống không có bất cứ công thức bắt buộc nào vì thế bạn không cần phải chuẩn bị chiến lược, đọc sách hay nghe nhạc theo công thức của người khác. Cũng như một người đầu bếp tài ba, để được công nhận, trước hết họ phải hiểu sự kết hợp giữa các mùi vị. Sau đó, họ phải sáng tạo ra những công thức, món ăn độc đáo mới lạ và trang trí mà không giống những người đi trước.

Việc chúng ta cởi mở hơn, suy nghĩ tích cực và nhìn nhận khách quan cuộc sống chính là trọng tâm của quá trình sáng tạo cho mỗi người.

3. Chủ động tìm kiếm nhiều điều mới mẻ

Mỗi khi bắt đầu một công việc hay đọc một cuốn sách, mục đích của chúng ta không chỉ là kết quả cuối cùng, mà còn là kinh nghiệm chúng ta thu được trong quá trình làm việc. Các chuyên gia cho biết, mọi ý tưởng đều đến từ kinh nghiệm. Với mỗi trải nghiệm được cóp nhặt, chúng ta sẽ tự rút ra được bài học và thiết lập được bước đi tiếp theo cho mình.

Vậy thì, để thu được kinh nghiệm, chúng ta bắt buộc phải chủ động tìm tòi, đọc nhiều, làm nhiều. Bên cạnh đó, còn có thể tham gia các hoạt động, sự kiện, quan sát quá trình làm việc của người khác, nói chuyện và chia sẻ và kinh nghiệm của chính bản thân.

4. Luôn giữ trạng thái tích cực

Cảm xúc của chúng ta là điều tuyệt vời nhất. Giúp chúng ta có được đam mê, sự sáng tạo, hạnh phúc. Tuy nhiên, đó lại là thứ khó nắm bắt nhất, có thể ngăn cản chúng ta chạm vào điều chúng ta mong muốn.

Nhìn chung, tính nghi ngờ và sự sợ hãi là điều không tránh khỏi khi làm bất cứ điều gì, đó gần như là rào cản lớn nhất ngăn chúng ta bước tới thành công. Do vậy, chúng ta cần luyện tập để luôn giữ những suy nghĩ tích cực, tập trung vào những gì chúng ta đang có, tư duy tìm kiếm giải pháp để vượt qua mọi khó khăn.

5. Học, học nữa, học mãi

Tác giả và nhà tương lai học người Mỹ - Alvin Toffler - từng viết: "Người mù chữ của thế kỷ 21 không phải là người không biết đọc, không biết viết mà là người không biết học hỏi, từ chối học hỏi và từ chối học lại".

Phải thừa nhận là chúng ta không thể nắm bắt toàn bộ tri thức của nhân loại, thay vào đó, ta chỉ có thể chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta không được quyền học, tìm hiểu về bất kỳ điều gì.

Không ngừng tìm tòi, khám phá, và thừa nhận những yếu kém của chính mình là cách để bạn trở thành “thiên tài” trong lĩnh vực bạn theo đuổi.

6. Biết chấp nhận những điều không hoàn hảo

Bằng cách chấp nhận sự không hoàn hảo, chúng ta có thể tối đa hóa cơ hội thành công của mình. Việc đặt ra các tiêu chuẩn quá cao dẫn đến chúng ta loại bỏ những người tài năng ra khỏi tầm tay, bỏ qua các cơ hội lớn và không góp phần hết mình vào những thứ nhỏ nhặt nhưng xứng đáng.

Vì vậy, hãy điều chỉnh kỳ vọng của bạn trước khi đặt ra một mục tiêu mới. Biết rằng kết quả có thể thiếu lý tưởng nhưng bạn vẫn được tính là thành công.

7. Đừng cố gắng làm hài lòng tất cả

Cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người giống như cố gắng để đổ toàn bộ nước ở đại dương vào một chiếc tách nhỏ. Điều đó là không thể. Dù chúng ta làm tốt điều gì thì những người đánh giá thấp về kế hoạch hoặc thành tựu của chúng ta sẽ không thay đổi.

Trước khi lo lắng về những gì người khác nghĩ, chúng ta cần phải chấp nhận mình. Nếu ta không thể tự hài lòng và chấp nhận với những gì chúng ta đạt được sau bao cố gắng, thì người khác cũng không thể.

Hạnh Nguyễn

Business Insider

Trở lên trên