7 kỹ năng này khó học nhưng nếu quyết tâm đầu tư bạn sẽ sở hữu kho báu vô giá suốt cả cuộc đời
Thời gian của bạn là hữu hạn và bạn nên dành cho mình những kỹ năng học tập mang lại lợi ích lớn nhất.
- 19-05-2018Ở Việt Nam có một nghề muốn lên sếp thì bắt buộc phải đi từ nhân viên, không có đường tắt, nhưng đã thành công thì lương tháng vài nghìn, chục nghìn đô
- 15-05-2018"Nhân viên cũng như cầu thủ, ai cũng muốn được chuyển nhượng giá cao, nhưng người chuyên nghiệp thì dù khoác áo đội tuyển nào cũng phải đá đẹp hết mức có thể"
- 04-05-2018Đừng chắp tay trước ngực và nói "Tôi sẽ phục vụ tốt cho quý khách"! Quan trọng là tạo ra được giá trị gì cho khách hàng, chứ không phải dựa vào sự cung kính của nhân viên
Có một điều chắc chắn là việc thực hành những điều được học cũng quan trọng không kém những gì bạn học. Tin tưởng vào việc bạn có thể cải thiện bản thân và làm những việc trong tương lai vượt quá khả năng hiện tại của bạn cũng là một điều thú vị và đầy hứng khởi.
Tuy nhiên, thời gian của bạn là hữu hạn và bạn nên dành cho mình những kỹ năng học tập mang lại lợi ích lớn nhất. Sau đây là 7 kỹ năng mặc dù khó rèn luyện nhưng không ngừng mang lại giá trị cho bạn trong suốt cuộc đời.
1. Biết khi nào im lặng
Chắc chắn bạn sẽ có thể cảm thấy ổn khi chia sẻ với ai đó và có họ biết những gì bạn thực sự nghĩ thế nhưng nhưng cảm giác tốt là tạm thời. Điều gì sẽ xảy ra vào ngày hôm sau, tuần sau hoặc năm sau? Bản chất của con người là muốn chứng minh rằng mình đúng, nhưng nó hiếm khi hiệu quả. Trong xung đột, cảm xúc không được kiểm soát khiến bạn tự làm tổn thương mình chiến đấu trong một trận chiến có thể khiến bạn và mối quan hệ bị tổn hại nghiêm trọng. Khi bạn đọc và phản hồi lại cảm xúc của mình, bạn có thể chọn cho mình trận đánh khôn ngoan và chỉ xung trận đúng thời điểm. Phần lớn thời gian khác, hãy giữ chặt chiếc lưỡi của mình.
2. Trí thông minh cảm xúc (EQ)
EQ là "thứ gì đó" trong mỗi người chúng ta có chút phi vật thể. Nó ảnh hưởng đến cách chúng ta quản lý hành vi, điều hướng các mối quan hệ xã hội phức tạp và đưa ra quyết định cá nhân đạt được kết quả tích cực. EQ là khả năng nhận biết và hiểu cảm xúc của bản thân và người khác cũng như khả năng sử dụng nhận thức này để quản lý hành vi và mối quan hệ của bạn Đó là một cách làm đầy sức mạnh để tập trung năng lượng của bạn theo một hướng với những kết quả to lớn.
Một thử nghiệm của TalentSmart với EQ cùng với 33 kỹ năng làm việc quan trọng khác và nhận thấy rằng EQ là yếu tố dự đoán hiệu suất mạnh nhất, giải thích cho 58% thành công trong tất cả các loại công việc. Trong số tất cả những người tham gia nghiên cứu 90% người đứng đầu đều có điểm số cao về EQ. Việc tăng EQ không những giúp cải thiện hiệu suất từ đó tăng thu nhập mà còn khiến bạn hạnh phúc hơn và ít căng thẳng hơn.
3. Quản lý thời gian
Một trong những điều quan trọng nhất trong cách quản lý thời gian hiệu quả là quy luật ngược của tính cấp bách. Bản chất của quy luật này chính là xu hướng những điều nhỏ nhặt phải được thực hiện ngay lập tức lại trở thành vật cản với những gì thực sự quan trọng. Khi không hiểu về tính cấp bách, bạn dành quá nhiều thời gian để dập tắt đám cháy mà không bao giờ hoàn thành thực sự những công việc cần thiết. Học cách quản lý thời gian hiệu quả giúp bạn tự do ở mức tuyệt đối cao nhất mỗi ngày.
4. Lắng nghe
Kỹ năng này thường được mọi người cho là khá dễ dàng. Đơn giản là nếu chúng ta không nói có nghĩa là đang lắng nghe? Thực sự điều này không đúng. Rất nhiều lần, chúng ta nghĩ rằng mình đang lắng nghe, nhưng thực chất lại là đang lên kế hoạch những gì chúng tôi sẽ nói tiếp theo. Lắng nghe đúng nghĩa là chỉ tập trung vào những gì người khác đang nói. Điều bạn cần làm là học cách dừng việc chỉ trích và tập trung vào việc hiểu những gì người đối diện đang trình bày.
Có rất nhiều chuyện đang diễn ra tại nơi bạn làm việc mà cơ hội lắng nghe rất nhiều. Chúng ta nói chuyện về những phản hồi, hướng dẫn công cụ và giao tiếp về công việc. Ngoài ngôn từ, có những thông tin vô giá cần được giải mã thông qua giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể và cả những gì không được nói.
5. Nói "không"
Nghiên cứu của Đại học California, San Francisco, cho thấy bạn càng khó nói không, bạn càng có nhiều khả năng bị căng thẳng, kiệt sức và thậm chí trầm cảm. Nói không thực sự là một thách thức lớn đối với nhiều người. Không có một từ mạnh mẽ mà bạn không nên sợ hãi để vận dụng. Khi đến lúc nói không, hãy tránh các cụm từ như "tôi không nghĩ rằng tôi có thể" hoặc "tôi không chắc chắn". Khi bạn học cách nói không, bạn tự giải thoát khỏi những ràng buộc không cần thiết và giải phóng thời gian và năng lượng của mình cho những điều quan trọng trong cuộc sống.
6. Ngủ có chất lượng
Chúng ta luôn biết rằng giấc ngủ chất lượng tốt cho não của bạn, nhưng nghiên cứu gần đây của Đại học Rochester đã chứng minh chính xác như thế nào. Nghiên cứu cho thấy khi bạn ngủ, não của bạn loại bỏ các protein độc hại, là các sản phẩm phụ của hoạt động thần kinh khi bạn tỉnh táo của các tế bào thần kinh. Điều cốt yếu là bộ não của bạn chỉ có thể loại bỏ đầy đủ các protein độc hại này khi bạn có đủ giấc ngủ chất lượng.
Khi bạn không nhận được giấc ngủ sâu chất lượng cao, các protein độc hại vẫn còn trong các tế bào nã, tàn phá và cuối cùng làm suy yếu khả năng suy nghĩ của bạn. Về lâu dài, điều này làm chậm khả năng của bạn để xử lý thông tin và giải quyết vấn đề, giết chết sự sáng tạo và làm tăng phản ứng cảm xúc của bạn. Rèn luyện để có được giấc ngủ chất lượng cao một cách thường xuyên là một kỹ năng khó khăn để làm chủ, nhưng nó ngay lập tức có hiệu quả vào ngày hôm sau.
7. Tư duy tích cực
Tất cả chúng ta đều nhận được lời khuyên có ý nghĩa là hãy "sống tích cực". Tuy nhiên thật khó để tìm ra động lực để tập trung vào sự tích cực khi dường như nó không có gì hơn là suy nghĩ mơ hồ. Trở ngại thực sự đối với sự tích cực là bộ não thường có xu hướng tìm kiếm và tập trung vào các mối đe dọa. Cơ chế sống sót này giúp loài người tồn tại từ thủa còn săn bắn, hái lượn và sống mỗi ngày với mối đe dọa thực sự bị giết.
Tuy nhiên thời kỳ này đã qua. gày nay, cơ chế này tạo ra bi quan và tiêu cực thông qua xu hướng của tâm trí để đi lang thang cho đến khi nó tìm thấy một mối đe dọa. Những "mối đe dọa" này phóng đại khả năng nhận thức được rằng mọi thứ đang diễn ra hoặc sẽ kém đi. Khi mối đe dọa là thật và ẩn nấp trong bụi cây xuống con đường, cơ chế này tốt cho bạn.
Nhưng khi mối đe dọa này là do trí tưởng tượng và bạn dành thời gian để thuyết phục rằng dự án bạn đang thực hiện sẽ thất bại thì cơ chế này sẽ khiến cuộc đời bạn trở nên bi đát, thất bại. Duy trì sự tích cực là một thách thức hàng ngày đòi hỏi sự tập trung và chú ý.
Trí thức trẻ