7 nhóm cổ phiếu thu hút dòng tiền trong quý 4 bất chấp việc nhiều quỹ ngoại hết hạn đầu tư tại Việt Nam
CTCK Vietcombank (VCBS) nhận định, khi dư địa tăng trưởng vẫn tồn tại, nhà đầu tư vẫn có thể duy trì tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục tại các cổ phiếu đầu ngành có triển vọng kinh doanh sáng và đang thu hút được dòng tiền.
- 19-10-2016Lãi suất giảm, chọn cơ hội đầu tư tại cổ phiếu nào?
- 18-10-2016Thị giá ngang “cốc trà đá”, thành viên HĐQT G.home (G20) tiến hành mua vào cổ phiếu
- 17-10-2016Sau 8 năm chờ đợi từ khi IPO, cổ phiếu Habeco đã được chấp thuận lên sàn Upcom
Theo đó, sẽ có 7 nhóm cổ phiếu triển vọng trong quý 4, bất chấp thông tin nhiều quỹ ngoại sắp hết hạn hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Nhóm vật liệu xây dựng: Thị trường bất động sản hồi phục tạo ra điều kiện thuận lợi ngành vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng cơ bản tiếp tục được duy trì hoặc thậm chí mở rộng tại một số khu vực trọng điểm cũng là chất xúc tác tốt cho các doanh nghiệp trong ngành đặc biệt là các doanh nghiệp có yếu tố cơ bản tốt. Theo đó, nhóm này vẫn có khả năng tăng trưởng trong quý 4 cũng như giai đoạn nửa đầu năm 2017. Đó là các doanh nghiệp còn dư địa tăng trưởng về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận hoặc có yếu tố giúp mở rộng biên lợi nhuận.
Nhóm ngành bán lẻ: Triển vọng ngành tích cực trong bối cảnh kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ đô thị hóa cao đi kèm với sức mua tăng. Nhóm này được dự báo sẽ tiếp tục cải thiện về cuối năm. Thêm vào đó, lãi suất ngắn hạn điều chỉnh giảm hạn được nhìn nhận là cơ hội với các doanh nghiệp bán lẻ sử dụng các khoản vay ngắn hạn để tài trợ vốn lưu động.
Nhóm ngân hàng: Quý 4 là mùa cao điểm tín dụng, thường được coi là thời gian sôi động nhất trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh tang trưởng kinh tế chưa có nhiều bứt phá, hệ số an toàn vốn của một số ngân hàng chưa được giải quyết triệt để, chúng tôi không kỳ vọng nhiều vào khả năng tăng trưởng mạnh và dẫn dắt của nhóm này trong quý 4. Thay vào đó, bức tranh phân hóa vẫn tiếp tục chi phối nhóm này trong cả năm nay. Dòng tiền nếu có sẽ tập trung nhiều hơn vào một nhóm nhỏ các ngân hàng đã giải quyết nợ tồn đọng tốt trong quá khứ và có triển vọng tang trưởng cao.
Nhóm dầu khí: Mặc dù sự cải thiện từ kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dầu khí sau giai đoạn giá dầu phục hồi từ vùng đáy hiện vẫn đang là dấu hỏi lớn, cơ hội vẫn tồn tại tại nhóm này đặc biệt sau kỳ vọng tích cực được đưa ra sau thỏa thuận cắt giảm sản lượng cuả OPEC hồi cuối tháng 9 với các chiến lược giao dịch T+ mua thấp bán cao khi nhóm này theo sát diễn biến giá dầu thế giới.
Nhóm CTCK: Trạng thái tích cực của thị trường ít nhiều sẽ giúp cho các CTCK ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. Đây là lý do để nhà đầu tư kỳ vọng quý 4 sôi động hơn tại nhóm này.
Nhóm phân bón, hóa chất: Triển vọng tích cực ở các cổ phiếu tận dụng được lợi thế nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên, diễn biến cụ thể tại từng cổ phiếu sẽ là từng câu chuyện cá biệt khi đây là nhóm chứa nhiều phân ngành nhỏ với các đặc thù riêng.
Bên cạnh 6 nhóm ngành trên, nhà đầu tư quan tâm đến một số doanh nghiệp với các câu chuyện cá biệt như: chuyển sàn giao dịch từ UPCoM lên HNX hoặc từ HNX lên HOSE; các doanh nghiệp liên quan đến các thương vụ M&A hay thoái vốn nhà nước.
Theo các dữ liệu trong quá khứ, thời điểm quý 4 không phải là thời điểm giải ngân ưa thích của khối ngoại. Kèm theo đó là nhiều tin tức tiềm ẩn tạo sự không chắc chắn trên thị trường như: khả năng FED có thể nâng lãi suất, các bất ổn trên thị trường tiền tệ khi đồng bảng Anh liên tiếp rơi mạnh hậu Brexit.
Cuối năm 2016 cũng là thời điểm một số quỹ đầu tư ngoại hết hạn hoạt động tại Việt Nam. Dù chỉ là hiệu ứng chuyển đổi hoạt động và không mang tính vĩnh viễn nhưng trong ngắn hạn vẫn có thể tạo ra những tác động tiêu cực lên chỉ số.
Như vậy, khả năng dòng vốn ngoại được giải ngân ồ ạt như giai đoạn cuối quý 2 đầu quý 3 mà thay vào đó thiên về kịch bản hoạt động cầm chừng. Các dòng vốn lớn nếu có nhiều khả năng mang tính chất ngắn hạn, khó dự báo.