MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

7 quan niệm xã hội hiện đại đang áp đặt lên con người, ai cũng tưởng đúng nhưng lại sai lầm khiến cuộc sống rơi vào vòng xoáy phù phiếm không lối thoát

03-12-2019 - 00:19 AM | Sống

Có nhiều điều tích cực bạn có thể nói về xã hội hiện đại chúng ta đang sống, nhưng tác động của chúng đôi khi lại không tốt chút nào. Điều này thường xảy ra khi chúng ta sống theo tâm lý "đám đông" mà không hiểu đâu là giá trị hữu ích đối với cá nhân mình.

Cuộc sống hiện đại có nhiều tiện nghi hơn với con người những cũng đem đến nhiều điều can thiệp vào cách sống của mỗi chúng ta. Hầu như ai cũng sẵn sàng nói cho chúng ta biết chúng ta phải sống như thế nào cho đúng theo quan điểm của họ một cách cứng nhắc.

Dưới đây là 7 quan niệm mà cuộc sống hiện đại đang áp đặt lên tất cả chúng ta, đẩy mọi người rơi vào một vòng xoáy đua tranh phù phiếm không lối thoát:

1. Người thành công là người có nhà, có xe và những chiếc điện thoại đời mới

7 quan niệm xã hội hiện đại đang áp đặt lên con người, ai cũng tưởng đúng nhưng lại sai lầm khiến cuộc sống rơi vào vòng xoáy phù phiếm không lối thoát - Ảnh 1.

Văn hóa tiêu dùng là một phần rất lớn trong xã hội hiện đại của chúng ta, vì vậy nếu thấy một người với những thứ xịn nhất, đẹp nhất, đắt nhất quanh họ thì hẳn ai cũng đồng ý đó là một người thành công. Nhưng những thứ đó có làm cho họ thành công? Có đóng góp cho gì các mối quan hệ của họ? Họ có nợ nần gì không? Có hay được đi du lịch để hưởng thụ không?... Có rất nhiều câu hỏi mà chúng ta hoàn toàn không nghĩ đến.

Điều này rất quan trọng bởi những thứ chúng ta có có thể là bằng chứng của tình trạng kinh tế tuyệt vời, cũng hoàn toàn có thể là do mua sắm vô tổ chức dẫn đến nợ nần mà có. Vì thế, chúng chẳng giúp định nghĩa được bạn, tôi hay bất kỳ ai.

2. Cuộc sống cần được cập nhật liên tục trên mạng xã hội

Đây là một quan niệm sai lầm và trở thành một phần không thể tách rời trong cuộc sống của nhiều người. Và ngay cả khi đã nhận thức được thì không phải ai cũng có đủ nỗ lực để thay đổi. Họ cần chụp ảnh trước khi ăn, check-in ở mọi nơi mọi chỗ và không thể rời mắt khỏi Facebook cũng như Instagram.

Việc nuôi dưỡng hình ảnh bản thân trong không gian ảo đôi khi làm tổn thương chính họ và những mối quan hệ của họ, một cách âm thầm. Ở mức độ nghiêm trọng nhất nó còn dẫn đến trầm cảm và tự ái kỷ.

Đó là lý do vì sao họ rất cần những người xung quanh cùng tác động đến thói quen này. Chỉ cần yêu cầu các thành viên gia đình hoặc bạn bè của bạn ngừng làm những điều này. Nếu họ lảng tránh hoặc miễn cưỡng trả lời, hãy để họ đối mặt với thực tế là nếu họ còn cúi mặt vào màn hình điện thoại thì mối quan hệ thực tế trước mặt họ đây sẽ biến mất.

3. Tất cả chúng ta đều cần giống như những người nổi tiếng

Ngày càng có nhiều người, đặc biệt là những người trẻ tuổi, cố gắng sống một cuộc đời như người nổi tiếng, đôi khi gần như là bắt chước. Nhưng bạn không có đủ thời gian, tiền bạc để cứ sống một lối sống phù phiếm và màu mè như thế. Nếu cứ cố gắng, bạn sẽ sớm rơi vào trạng thái đau khổ và tự ti không cần thiết.

Vì thế, hãy cứ sống là chính mình. Đó có thể không phải hàng nghìn like trên facebook nhưng chỉ cần những tin nhắn hỏi han quan tâm khi khó khăn là quá đủ.

4. Nuôi dạy con cái là một cuộc thi

7 quan niệm xã hội hiện đại đang áp đặt lên con người, ai cũng tưởng đúng nhưng lại sai lầm khiến cuộc sống rơi vào vòng xoáy phù phiếm không lối thoát - Ảnh 2.

Con cái, tất nhiên là tất cả và cha mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt nhất cho con. Điều này dẫn đến một trong những sai lầm nghiêm trọng của cha mẹ là mua cho con tất cả mọi thứ, từ những thứ cơ bản cần thiết đến những thứ chúng đòi hỏi, đặc biệt là mọi thứ mà những bậc cha mẹ khác mua cho con cái họ thì bạn cũng phải có bằng được.

Điều này chiếm hết thời gian của bạn để dành cho gia đình, bạn bè và bản thân. Thậm chí tiêu tốn vào những thứ không cần thiết. Những vị phụ huynh hay lo lắng này nên được nhắc nhở rằng nuôi con không phải một cuộc thi mà bạn phải chiến thắng bằng mọi giá. Nếu thấy cha mẹ khác mua cho con họ một chiếc xe đẩy đắt đỏ thì việc của bạn không phải ghen tị hay lùng sục đi mua bằng được chiếc xe như thế mà đơn giản chỉ cần khen họ và tiếp tục cuộc sống.

5. Bằng cấp là chìa khóa thành công

Sự thật ngày nay càng chứng minh bằng cấp không phải là thứ tiên quyết quyết định độ thành công của một người. Nhiều ngành nghề thậm chí còn không đòi hỏi bằng cấp hay chuyên môn đặc biệt. Tất nhiên, dù bạn làm gì, đúng ngành hay trái ngành thì thái độ ham học hỏi và chịu khó tiếp thu vẫn luôn được đánh giá cao.

6. Tất cả chúng ta đều ráo riết trong cuộc đua tìm kiếm công việc tốt nhất

Rất nhiều người đi làm nhưng sau một thời gian ngắn, họ cảm thấy cần phải nghỉ việc luôn. Điều này có thể là do môi trường không phù hợp, do mong muốn được đánh giá cao hơn, muốn được khen thưởng nhiều hơn mà không muốn dành thời gian cần thiết để tích lũy kinh nghiệm và thực hành – một đặc điểm dễ thấy của “văn hóa tức thời”.

Xã hội hiện đại đẩy chúng ta đến với mục tiêu thành công càng nhanh càng tốt, kiếm được càng nhiều tiền càng tốt, thậm chí không ngừng chuyển từ việc này đến việc khác mà không tỉnh táo nhận ra những cơ hội quý giá. Tất nhiên, nếu thấy vị trí hiện tại thực sự không xứng đáng thì bạn nên đi, đừng đưa ra quyết định vì bất kỳ một tiêu chuẩn nào khác của xã hội gán lên bạn.

7. Chủ nghĩa cá nhân quan trọng hơn bất kỳ thứ gì khác

7 quan niệm xã hội hiện đại đang áp đặt lên con người, ai cũng tưởng đúng nhưng lại sai lầm khiến cuộc sống rơi vào vòng xoáy phù phiếm không lối thoát - Ảnh 3.

Một ví dụ vô cùng quen thuộc: Khi thấy một ai đó ngã vào vũng nước bẩn, thay vì giúp đỡ, chúng ta rút điện thoại ra và quay lại để chia sẻ lên mạng xã hội. Nhiều người thì lạnh lùng đi qua, khó khăn lắm mới có ai đó chịu dừng lại giúp đỡ. Nghe có vẻ tệ nhưng bạn không thể phản đối là nó đang diễn ra mỗi ngày.

Lý do cho tình huống này có lẽ đến từ chủ nghĩa cá nhân, coi trọng sự thoải mái cá nhân của hầu hết mọi người ngày nay. Bạn có thể lấy lý do là tôi không giúp vì đang bận đi làm/sắp trễ hẹn hay quá mệt mỏi nên chỉ muốn về nhà. Nghe thì có vẻ hợp lý, nhưng tất cả đã quên đi một điều: sự tử tế!

Trần Ngọc

Ba-ba mail

Trở lên trên