MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

7 QUY LUẬT trong thư của tỷ phú John D. Rockefeller gửi con: Toàn điều hay lẽ phải, ai biết sớm đường đời ‘thuận buồm, xuôi gió’

08-03-2024 - 20:41 PM | Sống

Cuộc sống giống như đang đi xe đạp, nếu không tiếp tục tiến về phía trước, bạn sẽ loạng choạng và ngã nhào.

Rockefeller là tỷ phú đầu tiên trên trái đất và được mệnh danh là "vua dầu mỏ" được thế giới công nhận. Vào thời kỳ đỉnh cao, ông độc quyền 80% ngành lọc dầu của Mỹ. Bill Gates thậm chí còn coi Rockefeller là thần tượng duy nhất của mình.

John D. Rockefeller không chỉ là một doanh nhân thành đạt mà còn là một người cha dạy dỗ con cái chu đáo. Nhờ vậy, dòng họ của ông đã phá vỡ lời nguyên "Không ai giàu 3 họ", thế hệ sau đều kế thừa và phát triển sự nghiệp mà ông để lại. Sau hơn 100 năm, gia tộc Rockefeller đã tồn tại được 6 thế hệ và vẫn là một trong những gia tộc giàu có nhất hiện nay, không hề có dấu hiệu suy tàn.

Đọc "38 bức thư của Rockefeller gửi con trai" của ông, mọi người sẽ thấy tư duy vĩ đại, tầm nhìn xa trông rộng của ông. Đó là lý do khiến gia tộc Rockefeller trường tồn mãi mãi. 

1. Quy luật của lòng người

Lương cao có thể thu hút nhân tài nhưng không mua được trái tim. Với cách đối xử tốt, cùng với sự tin tưởng và tôn trọng, bất kỳ ai cũng sẽ làm mọi việc một cách thực tế. Nhân viên có thể không nhớ mình đã nhận được bao nhiêu tiền thưởng cách đây 5 năm, nhưng họ sẽ luôn nhớ đến sự quan tâm và khen ngợi của sếp hồi đó.

Về mặt quản lý, Rockefeller có một quy tắc ứng xử quan trọng: đồng cảm với người khác. Ông không bao giờ dựa vào tiền bạc và địa vị để đàn áp họ mà hỗ trợ lẫn nhau trên tiền đề hợp tác đôi bên cùng có lợi. 

7 QUY LUẬT trong thư của tỷ phú John D. Rockefeller gửi con: Toàn điều hay lẽ phải, ai biết sớm đường đời ‘thuận buồm, xuôi gió’- Ảnh 1.

Ông John D. Rockefeller - tỷ phú hàng đầu thế giới.

2. Quy luật hiệu quả

Một người có thể đi nhanh nhưng một nhóm người có thể đi xa hơn. Những nhà quản lý xuất sắc không đánh giá nhân viên dựa trên sở thích cá nhân, bởi vì họ coi trọng hiệu quả hơn sở thích của chính họ.

Rockefeller có một cấp dưới có nhiều khuyết điểm như nghiện rượu nặng nhưng lại cực kỳ có tài hùng biện, giỏi thích ứng và có tài lãnh đạo tuyệt vời. Rockefeller tin rằng đây là những phẩm chất cần thiết để điều hành một doanh nghiệp nên ông đã cất nhắc cấp dưới đó. Và người cấp dưới này cũng đáp trả sự tin tưởng của Rockefeller bằng việc sửa đổi tính xấu, tập trung phát triển thế mạnh.

Mọi người đều thích làm điều gì đó họ thích hoặc giỏi và có được cảm giác đạt được thành tựu từ việc đó. Thật khó để mong đợi một nhân viên không đam mê công việc có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tìm ra điểm mạnh và tài năng của nhân viên và truyền cảm hứng để họ làm những gì họ yêu thích. Đây là cách Rockefeller dùng người.

3. Quy luật thỏa hiệp

Chỉ những người có thể chịu đựng được những điều mà người thường không thể chịu được mới đạt được thành tựu vĩ đại.

Sự bốc đồng là kẻ thù của sự nghiệp. Có quá nhiều người và nhiều thứ trên thế giới này đòi hỏi sự kiên nhẫn của chúng ta. Bạn phải học cách quản lý cảm xúc và không để cảm xúc ảnh hưởng đến phán đoán của bạn.

Trong những ngày đầu kinh doanh, các đối tác của Rockefeller đã giới thiệu một nhà đầu tư quý tộc, và cả 2 đã âm mưu xóa Rockefeller khỏi công ty. Biết chuyện, Rockefeller cũng khó chịu nhưng ông bình tĩnh kiềm chế cảm xúc. Rockefeller làm việc chăm chỉ như không có chuyện gì xảy ra. 3 năm sau, ông dùng chính sức mình để ép nhà đầu tư ra khỏi công ty.

Tất nhiên, thỏa hiệp không phải là nhượng bộ vô nguyên tắc. Nếu kiên nhẫn có thể giải quyết xung đột và giúp đạt được mục tiêu thì kiên nhẫn là cần thiết. Thỏa hiệp thực ra là một trí tuệ thực dụng và linh hoạt.

4. Quy luật niềm tin

Kiến thức quan trọng hơn sự giàu có và bạn là mục tiêu đầu tư tốt nhất của chính mình. Jack Ma nói rằng người bình thường tin vì họ nhìn thấy, và người thành công nhìn thấy vì họ tin tưởng.

Nếu chúng ta nghĩ rằng mình không thể làm tốt điều gì đó thì trong tiềm thức bộ não sẽ đưa ra nhiều lý do khác nhau khiến chúng ta không thể làm được. Nếu chúng ta lạc quan về việc đạt được mục tiêu thì tiềm thức sẽ tự động tìm kiếm con đường để đạt được. Vì vậy, hãy tin vào sức mạnh của niềm tin.

7 QUY LUẬT trong thư của tỷ phú John D. Rockefeller gửi con: Toàn điều hay lẽ phải, ai biết sớm đường đời ‘thuận buồm, xuôi gió’- Ảnh 2.

5. Quy luật kết bạn

Giá trị của bạn là trung bình cộng của 6 người mà bạn thường xuyên giao tiếp nhất. Mặc dù điều này không hoàn toàn chính xác lắm. Khi còn trẻ, tốt nhất bạn không nên kết bạn với 2 loại người:

Loại thứ nhất là những người thích sự rảnh rỗi, không có chí cầu tiến. Hãy thử nghĩ đến việc sống một cuộc đời nhàn rỗi, chỉ phàn nàn khi gặp khó khăn, phó mặc số phận của mình và gọi một cách hoa mỹ là "cứ đón nhận mọi việc khi nó đến".

Loại thứ hai là những người bỏ cuộc giữa chừng. Có lẽ họ đã từng muốn làm điều gì đó lớn lao, nhưng những vấn đề thực tế dần dần làm hao mòn ý chí và tinh thần dám nghĩ dám làm của họ. Họ không có tài năng nhưng rơi vào vùng an toàn và không làm gì trong suốt cuộc đời.

Vòng tròn bạn bè ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và tham vọng của bạn. Vì vậy, bạn là ai không quan trọng, điều quan trọng là bạn đi cùng ai.

6. Quy luật trái tim thủy tinh

Nếu muốn đạt được sự xuất sắc, bạn phải buông bỏ những định kiến cố hữu.

Rockefeller sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó, khi còn học cấp hai, ông đã chụp ảnh cùng các bạn cùng lớp, ngày đó việc nhờ một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chụp ảnh vẫn là một vinh dự đặc biệt. Rockefeller rất hào hứng và đang nghĩ cách tạo dáng nhưng nhiếp ảnh gia đã đưa ông ra ngoài vì ăn mặc lôi thôi và không hợp với những người bạn cùng lớp có điều kiện gia đình giàu có xung quanh.

Khi đó, ông đã nắm chặt tay và thầm quyết tâm: "Một ngày nào đó, tôi sẽ trở thành người giàu nhất thế giới. Trở thành một nhiếp ảnh gia có ý nghĩa gì? Tôi sẽ nhờ một họa sĩ vẽ chân dung của mình!", và sau này ông đã thực hiện được điều đó. 

Câu chuyện này cho chúng ta biết rằng việc bị coi thường cũng có thể là động lực để phát triển. Nhiều khi chúng ta bị khinh thường vì năng lực không đủ so với hoài bão, nhân phẩm không phải do người khác ban tặng mà phải do chính chúng ta tạo ra.

7. Quy luật giàu có

Rockefeller ghét bất kỳ sự lãng phí thời gian nào. Ông tin rằng trên thế giới này có 2 loại người sẽ không bao giờ trở nên giàu có:

Loại thứ nhất là người thích tận hưởng cuộc sống, phung phí tiền bạc và thích mua những món đồ xa xỉ, quần áo lộng lẫy, xe hơi sang trọng,...

Loại thứ hai là những người bảo thủ, thích giữ tiền trong ngân hàng để kiếm lãi, điều này tương đương với việc đóng băng tiền.

"Trong số những người giàu mà tôi biết, rất ít người thành đạt nhờ tiết kiệm. Hầu hết mọi người thành công nhờ vay mượn tiền. Lý do rất đơn giản, một doanh nghiệp trị giá 1 NDT chắc chắn không sinh lãi bằng một doanh nghiệp trị giá 100 NDT", ông từng chia sẻ. 

Thành tích của một người thường tỷ lệ thuận với "chỉ số bất lợi" của người đó.

Ngày xửa ngày xưa, Rockefeller, một cậu bé nghèo, mơ ước một ngày trở thành người giàu nhất thế giới, nhưng cậu biết rõ rằng sự giàu có không phải là mục tiêu mà là phương tiện để đạt được lý tưởng của mình. Chìa khóa dẫn đến sự vĩ đại nằm ở việc bạn có duy trì thái độ phấn đấu không ngừng hay không.

Thời trẻ, lần đầu tiên Rockefeller nộp đơn xin việc vào một ngân hàng nhưng bị từ chối; sau đó ông nộp đơn xin việc vào một công ty đường sắt, nhưng lại thất bại. Trong vài tuần, ông đã đến thăm tất cả các công ty có thể, và cuối cùng cũng nhận được việc làm. 

Người vĩ đại là người không ngại gian khổ. Họ mạnh mẽ, dũng cảm, không ngừng phấn đấu, dù có vấp ngã hay thất bại cũng phải tiếp tục theo đuổi sự xuất sắc. Cuộc sống giống như đang đi xe đạp, nếu không tiếp tục tiến về phía trước, bạn sẽ loạng choạng và ngã nhào.

Theo Ứng Hà Chi

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên