7 quy tắc sống còn của đời người nhưng chỉ rất ít người hiểu hết: Bạn tự tin mình nắm được bao nhiêu?
Những quy tắc này tuy khắc nghiệt nhưng chắc chắn sẽ là "kim chỉ nam" đưa bạn "cập bến" thành công trong cả sự nghiệp và cuộc đời.
- 12-05-2020Nghỉ hưu lúc 34 tuổi nhưng vị triệu phú vẫn phải đi làm lại vì mất 14 tỷ do Covid-19 và bài học "sống an toàn" thấm thía cho dân công sở
- 12-05-2020Con đường ngắn nhất để tự huỷ hoại tiền đồ: Tin vào cú lừa vĩ đại mang tên "CỨ LÀ CHÍNH MÌNH"
- 12-05-202010 sự thật phũ phàng của cuộc sống mà chúng ta luôn chối bỏ nhưng càng trải đời thì sẽ càng thấy thấm
Mỗi người sống trong đời sẽ tuân theo những quy tắc khác nhau. Nhưng về cơ bản, những người giỏi giang và thành công nhất luôn có những nguyên tắc nền tảng chung cho các hành động của họ.
Tuy nhiên, đa số chúng ta thường cảm thấy những điều ấy thật không thoải mái, và ít khi chịu học hay tìm hiểu về chúng. Thay vào đó, chúng ta chọn lặp đi lặp lại những việc giống nhau mỗi ngày. Vậy mà chúng ta lại vẫn luôn kỳ vọng sẽ tạo nên điều khác biệt.
Đó thực sự là điều không tưởng bởi nếu muốn tạo ra điều đặc biệt, muốn đạt được những gì không ai có, bạn cần phải táo bạo và dám làm những gì mới mẻ mà không ai làm. Trong đó, việc đầu tiên là phải thấu hiểu được 7 quy tắc đơn giản mà chuẩn xác sau.
1. Cuộc đời là một cuộc tranh đua nhưng không có định nghĩa cụ thể nào về sự chiến thắng
Điều này nghe có vẻ khó tin nhưng thực sự đúng. Chúng ta đều là những người chơi đang cố gắng tìm lối đi cho riêng mình và chiến thắng trò chơi phức tạp của cuộc sống. Chúng ta cũng đang tranh đấu cho những mục tiêu giống nhau như tiền bạc, địa vị, sự công nhân hay điều tốt nhất.
"Mọi người ăn mặc đẹp để chinh phục người họ yêu thương, đi phỏng vấn để giành được công việc yêu thích. Sự cạnh tranh thực sự tồn tại trong cuộc sống này, nếu bạn không thừa nhận điều đó, bạn sẽ chỉ là kẻ thua cuộc.
Mọi thứ mà ta cần đều nằm trong phạm vi của sự cạnh tranh. Và thứ tốt nhất sẽ dành cho những người sẵn sàng chiến đấu thực sự để giành lấy nó," Oliver Emberton, người sáng lập của Silktide, đồng thời cũng là một nhà văn, nghệ sĩ đàn piano, nhà lập trình kiêm họa sĩ cho hay.
Thực ra, đối thủ lớn nhất mà bạn nên ganh đua là chính mình, nhờ vậy bạn sẽ trở thành phiên bản tốt hơn của bản thân. Đây cũng là cuộc cạnh tranh lành mạnh nhất, bạn vẫn sẽ chiến thắng nhưng không có ai phải thua cuộc cả.
Bởi vậy, hãy tự đặt ra giới hạn cho mình, tiếp đó tập trung năng lượng cạnh tranh để đạt được các tiêu chuẩn và kỳ vọng của bản thân. Và bạn cũng nên luôn nhớ rằng chính bạn phải là người chủ động, tự mình cầm lái trên con đường tới thành công.
2. Người ta đánh giá và tán thưởng bạn dựa vào kết quả, ít ai nhìn đến quá trình
Một sự thực phũ phàng của cuộc sống này là việc bạn nghĩ gì không quan trọng bằng việc bạn làm được những gì. Mọi người không chỉ trích bạn qua những gì bạn nghĩ, nhưng sẽ dựa vào hành động cũng như những rủi ro mà bạn dám đối mặt để đánh giá bạn.
Sống trong xã hội hiện đại, chúng ta có vô vàn cơ hội để đạt được những điều mình muốn, chỉ cần bạn kiên trì, sẵn sàng vượt qua những khó khăn, cảm xúc thất vọng và dám thất bại mà thôi.
Bạn viết một cuốn sách nhưng không xuất bản, chẳng ai quan tâm cả nhưng khi bạn công bố nó, nhiều người lại muốn tìm hiểu về câu chuyện của bạn.
Các nhà nghiên cứu về ung thư có lượng người tán thưởng và hâm mộ ít hơn các siêu mẫu. Một người bán hàng sẽ được đánh giá dựa trên số lượng khách hàng của mình.
Nếu bạn làm việc tự do, thu nhập của bạn dựa vào số lượng khách hàng thuê bạn, còn nếu bạn kinh doanh online thì bạn cần đạt được lượng view càng cao càng tốt.
Đọc tới đây, bạn thấy có đúng hay không? Chỉ cần chú ý một chút thôi, bạn có thể tìm ra vô số những ví dụ tương tự. Và rồi bạn sẽ nhận ra rằng, cuộc sống đích thực là một trò chơi về số lượng như vậy đấy. Đa phần mọi người sẽ chỉ nhìn vào kết quả để đánh giá bạn, không mấy ai quan tâm xem bạn đã cố gắng, nỗ lực và vất vả ra sao đâu.
3. Những người chiến thắng sở hữu nhiều kỹ năng khác nhau
Cuộc sống là sự tiếp thu và tích lũy không ngừng các kỹ năng. Nhiều kỹ năng mà bạn học hôm nay có thể chưa cần thiết vào ngày mai, nhưng chắc chắn sẽ hữu ích trong tương lai. Thêm vào đó, những thứ giúp bạn đạt được vị trí hiện tại có khả năng sẽ chẳng thể đưa bạn tới vị trí tiếp theo mà bạn mong muốn.
Bời vậy, thay vì chỉ thành thạo một kỹ năng duy nhất, bạn nên nắm bắt nhiều kỹ năng khác nhau. Hãy chịu khó học hỏi những kỹ năng mới tưởng chừng không liên quan tới nhau, sau đó kết hợp chúng lại để nâng cao năng lực cũng như giá trị của bản thân.
Tim Herrera của tờ New York Times chia sẻ, "ý tưởng cốt lõi ở đây là, thay vì tập trung sự nỗ lực của mình để trở thành người giỏi nhất về một kỹ năng cụ thể, bạn nên cố gắng thuần thục nhiều kỹ năng liên quan mà có thể kết hợp với nhau để tạo thành một bộ kỹ năng lớn hơn. Chính điều đó sẽ giúp bạn thành người xuất sắc trong công việc và cuộc sống".
Các kỹ năng riêng lẻ thì phổ biến nhưng tập hợp các kỹ năng thì hiếm hơn. Thay vì tinh thông chỉ một kỹ năng đơn lẻ, bạn hãy xây dựng cho mình cả một nhóm các kỹ năng, nhờ vậy tăng giá trị bản thân.
4. Đời là một cuộc chơi dài, những lựa chọn và quyết định của bạn sẽ định đoạt xem bạn đi được bao xa
Tất cả chúng ta thường sẽ rời bỏ cõi đời này sau khoảng 29.000 ngày hoặc 80 năm. Và chính những lựa chọn mỗi ngày của bạn sẽ quyết định cái đích cuối cùng bạn, là vui vẻ, khỏe mạnh, viên mãn hay khốn khổ và nghèo nàn.
Nếu bạn áp dụng những quy tắc phù hợp trong mỗi giai đoạn của cuộc đời, bạn có thể sẽ đi được xa hơn một chút. Đó là lý do tại sao chiến lược sống của bạn rất quan trọng.
5. Bạn có hạnh phúc hay không phụ thuộc vào chính bạn
Sự thực là hạnh phúc của bạn phụ thuộc phần lớn vào thái độ của bạn thay vì những sự vật bên ngoài hay ngoại cảnh. Mọi thứ bên ngoài có thể giúp bạn sống tốt hơn nhưng chúng chắc chắn không phải là phương tiện đưa bạn tới "đích đến" hạnh phúc. Do vậy, nếu bạn trông đợi người khác làm bạn vui thì bạn sẽ chỉ thất vọng mà thôi.
Thay vì kiếm tìm niềm vui từ một người, một việc hay yếu tố bên ngoài, bạn nên xem xét về các mối quan hệ hoặc công việc như những công cụ để tự tạo niềm vui cho bản thân. Đồng thời, hãy tập trung vào những cách mà bạn có thể sử dụng để lan tỏa niềm vui đến mọi người.
6. Nếu đang chờ đợi người khác giúp mình tận hưởng cuộc sống thì bạn đi sai đường rồi đấy!
Chỉ ngồi im và hy vọng thì cuộc sống viên mãn sẽ không đến với bạn đâu. Bởi vậy, đừng chờ đợi bất cứ ai hay điều gì khác mà hãy cố gắng tự mình tìm kiếm, tận hưởng từng niềm vui nho nhỏ và giản đơn mà bạn tìm thấy. Những thứ tưởng chừng đơn giản và bé nhỏ ấy lại chính là những điều lạ thường nhất, và đôi khi chúng giúp bạn quản lý cuộc sống dễ dàng hơn.
Người có trách nhiệm với hạnh phúc của bản thân sẽ không đổ lỗi cho người khác khi mình không vui vẻ, cũng sẽ không trông chờ người khác mang niềm vui đến cho mình.
Cách bạn sử dụng thời gian mỗi ngày cũng chính là cách bạn sống cuộc đời của mình. Thói quen tìm sự vui vẻ trong những điều nhỏ bé có thể sẽ khiến cuộc sống thay đổi, và đó mới chính là niềm vui đích thực.
7. Đời người không phải là một cuộc chạy nước rút hay marathon, nó là một mê cung mà bạn cần lí trí và kiên trì để thoát khỏi
Bạn đừng nên coi cuộc sống như một cuộc chạy nước rút, cũng đừng nghĩ rằng bạn có thể bỏ ra toàn bộ nỗ lực của mình ở một thời điểm và rồi sẽ nhanh chóng đạt được cái đích cuối cùng. Bởi lẽ, cuộc sống đời thực không có bất cứ dấu hiệu hay chỉ dẫn và cũng chẳng có những con đường thẳng tắp tới đích đâu bạn ạ.
Cuộc đời đơn giản là một mê cung của những sự lựa chọn không xác định, những thách thức cùng vấn đề. Mê cung ấy chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố bên ngoài, tốt hay xấu đều có cả.
Khi đã bước chân vào mê cung cuộc đời này, chúng ta dù có là ai thì chắc chắn vẫn sẽ bị lạc và bị kìm hãm đôi lần. Tuy nhiên, việc có biết dừng chân đúng lúc để xem xét lại, sau đó tìm ra lối đi đúng hay không sẽ tách biệt người chiến thắng với kẻ thua cuộc.
Bạn biết không, chúng ta chỉ có duy nhất hai cách để nâng cao cuộc sống của bản thân. Một là tiến về phía trước khi có thể, hai là tạm dừng để suy xét lại về những quyết định của mình và thử một hướng đi mới.
Sai lầm lớn nhất mà nhiều người thường mắc phải là dừng lại một chỗ quá lâu. Họ gặp bế tắc nhưng chọn từ bỏ, thậm chí quyên sinh thay vì suy nghĩ kỹ lưỡng lại mọi việc. Họ không nhận rằng vẫn luôn "có ánh sáng ở cuối đường hầm" đưa chúng ta thoát khỏi khó khăn, chỉ là chúng ta chưa tìm ra hoặc không chịu tìm nó mà thôi.
Tham khảo Medium