7 tuyến đường nào tại Hà Nội sẽ được "giải phóng" ùn tắc vào giờ cao điểm?
Được biết, 7 tuyến đường có mật độ phương tiện giao thông gấp 4 lần so với thiết kế, thường xuyên xảy ra ùn tắc vào giờ cao điểm
- 20-08-2024Nửa đầu 2024, kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng vượt bậc
- 20-08-2024Từ một thị xã có xuất phát điểm thấp, sau 20 năm lên thành phố, thu nhập bình quân tăng gấp 10 lần
- 20-08-2024Đâu là lĩnh vực nhà đầu tư Trung Quốc đang quan tâm tại Việt Nam?
Sở Giao thông Vận tải đề xuất thành phố chi 225 tỷ đồng để xén vỉa hè và dải phân cách tại các vị trí phù hợp trên 7 tuyến đường chính của thành phố giai đoạn 2024-2027.
7 tuyến đường bao gồm: Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương, Tố Hữu, Hoàng Đạo Thuý, Hoàng Minh Giám, Khuất Duy Tiến- đây là những tuyến đường có mật độ phương tiện giao thông đặc biệt cao, thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm.
Riêng các tuyến Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương, Tố Hữu nằm trên trục đường BRT - trục giao thông xuyên tâm, tập trung phương tiện ra vào khu vực trung tâm nên lương lượng tăng cao, đặc biệt vào giờ cao điểm.
Kết quả khảo sát lưu lượng phương tiện trên tuyến BRT từ Cát Linh đến Yên Nghĩa cho thấy tại các điểm giao cắt và đầu cuối tuyến, đặc biệt là vào giờ cao điểm, lượng phương tiện đã vượt quá gấp 1,7-4 lần so với thiết kế, gây ùn tắc nghiêm trọng. Vào buổi sáng, lưu lượng xe tập trung từ Yên Nghĩa về Cát Linh, còn buổi chiều theo hướng ngược lại.
Tuyến Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Tố Hữu dài hơn 8,5 km, dải phân cách giữa rộng 3-7m (đoạn đầu Giảng Võ không có dải phân cách). Cả 4 tuyến đều có 3 làn xe mỗi chiều, trong đó một làn dành cho BRT và 2 làn hỗn hợp.
Việc mở rộng các tuyến đường, đặc biệt là tuyến BRT sẽ giúp tăng cường khả năng lưu thông, rút ngắn thời gian di chuyển và góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông.
Vì vậy, Sở GTVT cho biết việc đầu tư dự án, cải tạo hạ tầng, tổ chức giao thông cấp bách cho một số nút giao, tuyến đường (giai đoạn 1) sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông.
Nhịp sống thị trường