7 tỷ phú giàu hàng đầu thế giới nhưng sống ẩn dật: Đều là những "tai to mặt lớn" đứng sau các thương hiệu nổi tiếng thế giới
"Sự sang trọng thầm lặng" là phong cách sống của giới nhà giàu ẩn dật.
- 12-01-202423 tuổi chốt lời đậm sau lần đầu bán nhà, cô gái khuyên bạn: 3 tiêu chí cần nắm vững nếu muốn thử sức đầu tư BĐS
- 12-01-2024Ái nữ nhà "Thái tử Samsung" góp mặt trong bữa tiệc quy tụ giới tài phiệt, nhan sắc sang chảnh chuẩn tiểu thư gia tộc giàu nhất Hàn Quốc
- 12-01-2024Anh bán rau treo biển 5 tỷ cho bó rau muống đột biến, dân mạng đồng loạt gọi tên Thái Công
- 12-01-2024Sống cả đời như một người nghèo: Bí quyết giúp cụ ông 100 tuổi có khoản tiết kiệm 100 triệu USD
- 12-01-2024Cặp đôi Hoàng gia "đẹp như tranh", đang được quan tâm nhất hiện nay: Nhìn học vấn khủng của cả hai mà ngưỡng mộ!
Thật là một ngày hiếm hoi trôi qua mà không có tin tức nào về tỷ phú Elon Musk, Mark Zuckerberg, Jeff Bezos hay bất kỳ tỷ phú hào nhoáng nào khác. Nhưng một số người khác trong tầng lớp tỷ phú thì ngược lại, cẩn thận tránh xa ánh đèn "sân khấu".
Dưới đây là một số ví dụ về các tỷ phú ẩn dật nhất thế giới, cách họ xây dựng khối tài sản cũng như cách họ hạn chế lọt vào sự chú ý của công chúng trong những năm qua.
Doanh nhân, tỷ phú người Mỹ Philip Anschutz
Philip Anschutz được mệnh danh là "tỷ phú ấn dật nhất nước Mỹ". Ông chỉ thực hiện ba cuộc phỏng vấn chính thức kể từ năm 1979, và không có cuộc phỏng vấn nào trong giai đoạn năm 1980-2015. Forbes ước tính, người đàn ông 85 tuổi này sở hữu khối tài sản trị giá 14,9 tỷ USD (tương đương 364.901 tỷ đồng), đứng thứ 119 trên thế giới.
Ông là chủ của Anschutz Entertainment Group (hay AEG), tập đoàn giải trí sở hữu Coachella. Đây là một trong những lễ hội âm nhạc và nghệ thuật nổi tiếng nhất thế giới, có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ đình đám như nữ ca sĩ Beyoncé, nam ca sĩ The Weeknd, nhóm nhạc Blackpink…
AEG còn sở hữu một số đội thể thao, điều hành hơn 100 câu lạc bộ, nhà hát và đấu trường trên khắp thế giới, sản xuất/quản lý hơn 25 lễ hội âm nhạc.
Trước khi bước chân vào ngành giải trí, tỷ phú Philip Anschutz kiếm tiền từ dầu mỏ và đường sắt. Ông phát hiện ra một mỏ dầu ở biên giới Wyoming-Utah vào năm 1979. Ba năm sau, tập đoàn dầu khí Mobil mua một nửa mỏ dầu đó với giá 500 triệu USD (tương đương 12.230 tỷ đồng, theo tỷ giá hiện hành).
Nhà kinh tế Jack Kyser nói với tờ Los Angeles Times năm 2006: "Anschutz giống như Phù thủy xứ Oz. Ông ấy là người đứng sau bức màn kéo đòn bẩy. Không ai nhìn thấy ông, nhưng ông ấy có tác động rất lớn đến Los Angeles".
Anh em nhà Barclay
Cặp song sinh giống hệt nhau David Barclay và Frederick Barclay thường được gọi là "Anh em nhà Barclay". David đã qua đời vào năm 2021, còn Frederick sẽ đón tuổi 90 vào tháng 10 năm nay. Vào năm 2020, trước khi David qua đời, Forbes ước tính tài sản của hai anh em là 4 tỷ USD (tương đương 97.840 tỷ đồng).
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều bí ẩn về nguồn gốc và quá trình xây dựng đế chế của gia đình Barclay. Forbes gọi họ là "những tỷ phú ẩn dật khét tiếng nhất Vương quốc Anh". Hai anh em hiếm khi chụp ảnh chung và họ cùng sở hữu một hòn đảo riêng.
David từng nói trong một bình luận hiếm hoi trước công chúng: "Chúng tôi giữ bí mật về mọi việc mình làm. Điều này bắt nguồn từ triết lý không nói gì về bản thân, không tuyên bố rằng chúng tôi thông minh như thế nào hay khoe khoang về sự thành công của mình. Dù sao đi nữa, chúng tôi có thể khẳng định mình may mắn hơn nhiều người khác".
Gia đình Cargill-MacMillan
Với đế chế nông nghiệp trải dài bảy thế hệ, gia tộc Cargill-MacMillan điều hành Cargill, một trong những công ty tư nhân lớn nhất Mỹ tính theo doanh thu. Đây là gia đình giàu thứ tám trên thế giới, theo bảng xếp hạng của Bloomberg vào tháng 10/2022 và bao gồm 12 tỷ phú.
Pauline MacMillan Keinath được cho là có cổ phần lớn nhất tại Cargill và sở hữu khối tài sản trị giá 7,2 tỷ USD (tương đương 176.112 tỷ đồng).
Được thành lập vào năm 1865 với tư cách là một nhà kho ngũ cốc ở Iowa, Cargill đã mở rộng để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trong các lĩnh vực như dược phẩm, quản lý rủi ro cũng như vận tải và hậu cần.
Gia đình Mars
Gia đình Mars sở hữu Mars Inc., đế chế bánh kẹo với các thương hiệu bao gồm M&M's, Snickers, Twix và Dove. Họ cũng sở hữu các thương hiệu thực phẩm như Ben's Original cũng như các thương hiệu chăm sóc thú cưng Pedigree, Iams và Cesar.
Năm 1988, gia đình này được tạp chí Fortune xếp hạng là gia đình giàu nhất nước Mỹ. Hồi tháng 12/2023, Bloomberg xếp hạng gia đình Mars đứng thứ 4/25 trong danh sách những gia đình giàu có nhất thế giới, với khối tài sản trị giá 141,98 tỷ USD.
Amy Weiss, người phát ngôn của gia đình Mars, cho biết trong một tuyên bố: "Gia đình Mars coi trọng quyền riêng tư và chưa bao giờ đồng tình việc công khai cá nhân".
Doanh nhân, nhà tài chính tỷ phú Ike Perlmutter
Isaac Perlmutter, hay còn gọi là Ike, đã tích lũy tài sản của mình nhờ sản xuất nhân vật hoạt hình hành động, sau này trở thành truyện tranh Marvel Comics. Tỷ phú 82 tuổi trở thành Giám đốc điều hành của công ty vào năm 2005 và chịu trách nhiệm bán công ty cho Disney vào năm 2009 với giá 4 tỷ USD. Theo Forbes, hiện Isaac Perlmutter sở hữu khối tài sản trị giá 4,1 tỷ USD, xếp thứ 730 trên thế giới.
Perlmutter hiếm khi xuất hiện ở nơi công cộng. Forbes đưa tin, ông được cho là đã đeo kính ngụy trang và để ria mép tại buổi ra mắt phim "Iron Man" năm 2008. Ông cũng thích nổi tiếng là người kín đáo và tiết kiệm.
Gia đình Reimann
Một trong những gia đình giàu có nhất nước Đức - gia đình Reimann - đứng sau tập đoàn Jab Holding Company, hiện sở hữu các thương hiệu như Krispy Kreme, Panera và Peet's Coffee.
Các thành viên trong gia đình bao gồm anh chị em Wolfgang Reimann, Matthias Reimann-Andersen, Renate Reimann-Hass và Stefan Reimann-Andersen, mỗi người có tài sản ròng trị giá 5,4 tỷ USD (tương đương 132.246 tỷ đồng), theo Forbes.
Nhìn chung, gia đình cố gắng tránh xa sự chú ý của cộng đồng. Nhưng họ từng thu hút quan tâm khi quyên góp 10 triệu euro (hơn 268 tỷ đồng) cho tổ chức từ thiện vào năm 2019.
Alain và Gérard Wertheimer
Alain và Gérard Wertheimer, đều ở độ tuổi 70, là chủ sở hữu thế hệ thứ ba của nhà mốt Chanel. Theo Forbes, mỗi anh em có tài sản ròng ước tính khoảng 35,6 tỷ USD (tương đương 871.844 tỷ đồng).
Alain và Gérard thừa kế công ty khi cha họ, Jacques Wertheimer, qua đời năm 1996. Alain là chủ tịch của Chanel, trong khi Gérard lãnh đạo bộ phận đồng hồ của công ty. Tờ New York Times đã gọi hai anh em là "những tỷ phú trầm lặng nhất trong làng thời trang".
Alain Wertheimer (phải) và anh trai Gérard Wertheimer tham dự Prix de Diane Longines tại Hippodrome de Chantilly năm 2011, ở Chantilly, Pháp. Ảnh: WireImage.
Cũng trong bài báo đó, tờ Times đưa tin rằng, hai anh em chưa bao giờ tham dự buổi khai trương cửa hàng Chanel. Nếu đến xem buổi trình diễn, họ sẽ tự lái xe và ngồi ở hàng thứ ba hoặc thứ tư.
Theo SCMP
Nhịp sống thị trường