70 học sinh Hà Tĩnh được đặc cách là HSG cấp tỉnh vì đạt IELTS 6.5 trở lên, nhiều phụ huynh Hà Nội lo sốt vó, sợ cửa vào ĐH của con ngày càng hẹp
Nhiều cuộc tranh cãi đã nổ ra trên các nhóm mạng xã hội về việc "Đặc cách cho học sinh các tỉnh thì có ảnh hưởng đến quyền lợi của học sinh Hà Nội hay không?".
- 03-12-2020Khó mà cấm con sử dụng thiết bị điện tử bởi không sớm thì muộn, con cũng tiếp xúc với chúng, thay vào đó đây là cách tốt nhất bố mẹ có thể làm
- 01-12-2020Giáo sư Mỹ chỉ ra giai đoạn vàng não bộ trẻ phát triển, bố mẹ cần tận dụng làm ngay 4 việc này để trẻ càng thông minh vượt trội
- 29-11-2020Không phải chuyện ép ăn hay ép học, đây mới là 4 điều bố mẹ tuyệt đối không được ép trẻ làm trước 8 tuổi nếu không muốn trả giá về sau
Đạt 6.5 IELTS trở lên, 70 học sinh ở Hà Tĩnh được đặc cách là HSG cấp tỉnh
Mới đây, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh vừa có quyết định đặc cách công nhận 70 học sinh đạt học sinh giỏi giải Nhất, Nhì, Ba cấp tỉnh môn Tiếng Anh vì các học sinh này có chứng chỉ quốc tế IELTS từ 6.5 trở lên.
Theo Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, những em có chứng chỉ quốc tế IELTS từ 6.5 trở lên được miễn tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Tiếng Anh, đồng thời được đơn vị công nhận giải thưởng tương ứng mức điểm IELTS mà học sinh đạt được.
Cụ thể, trong số 70 em có chứng chỉ quốc tế IELTS từ 6.5 trở lên và được chứng nhận là học sinh giỏi tỉnh Hà Tĩnh không cần qua thi tuyển. Theo quyết định vừa được Sở GD&ĐT Hà Tĩnh ban hành, trong số 70 em có chứng chỉ IELTS có 6 em đạt 8.0 điểm IELTS, tương đương với giải nhất học sinh giỏi tỉnh môn tiếng Anh.
Đạt 6.5 IELTS trở lên, 70 học sinh ở Hà Tĩnh được đặc cách là HSG cấp tỉnh. Ảnh minh họa
20 em đạt 7.0 điểm IELTS, tương đương với giải nhì học sinh giỏi tỉnh môn tiếng Anh. Nhiều nhất là 44 em đạt 6.5 điểm IELTS, tương đương với giải ba học sinh giỏi tỉnh môn tiếng Anh.
Trong số đó, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh là trường có nhiều học sinh đạt điểm IELTS từ 6.5 - 8.0 với 45 em, tiếp đó là các trường: THPT Phan Đình Phùng và Đại học Hà Tĩnh…
Nhiều phụ huynh ở Hà Nội lo sốt vó, sợ con thiệt thòi trong kỳ thi đại học
Trước thông tin này, phụ huynh tại Hà Nội không khỏi lo lắng cho con em mình trong kỳ thi đại học. Nhiều cuộc tranh cãi đã nổ ra trên các nhóm mạng xã hội về việc "Đặc cách cho học sinh các tỉnh thì có ảnh hưởng đến quyền lợi của học sinh Hà Nội hay không?".
So với học sinh các tỉnh, học sinh Hà Nội vốn không được cộng điểm khu vực khi thi đại học do thuộc KV3. Theo đó:
Khu vực 1 (KV1) cộng ưu tiên 0.75 điểm gồm:
Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định được áp dụng trong thời gian thí sinh học THPT hoặc trung cấp; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
Khu vực 2 - nông thôn (KV2-NT) cộng ưu tiên 0.5 điểm gồm:
Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3;
- Khu vực 2 (KV2) cộng ưu tiên 0.25 điểm gồm:
Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc KV1);
Khu vực 3 (KV3) không cộng điểm ưu tiên gồm:
Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực.
Học sinh Hà Nội thuộc khu vực 3. Ảnh minh họa
Quyết định đặc cách cho 70 học sinh đạt IELTS 6.5 được giải HSG cấp tỉnh của Hà Tĩnh có thể giúp khích lệ phong trào học tiếng anh của học sinh trên địa bàn. Mừng cho tỉnh bạn nhưng nhiều phụ huynh Hà Nội không khỏi lo cho con em mình. Bởi tại Hà Nội, học sinh được 7.5 - 8.0 IELTS cũng chưa được đặc cách đạt giải HSG cấp thành phố.
Trong khi đó, khi xét tuyển đại học, các trường tốp đầu như Đại học Ngoại thương, Đại học Ngoại giao, Đại học Bách Khoa,... đều ưu tiên xét tuyển thẳng hoặc cộng điểm với các học sinh thi HSG các môn trong tổ hợp xét tuyển từ cấp tỉnh, thành phố trở lên.
Vốn không được cộng điểm ưu tiên khu vực, nay lại có thêm áp lực từ học sinh các tỉnh thành khác nên phụ huynh Hà Nội cho rằng: Việc đặc cách của các tỉnh sẽ gây ra sự mất cộng bằng. Chị Phương H. (Hà Nội) có con đang học lớp 12 năm nay chia sẻ: "Nếu phong trào IELTS lan rộng sang các tỉnh thành khác trừ Hà Nội thì quả thật con đường vào đại học top đầu của các cháu Hà Nội sẽ trở nên eo hẹp. Chẳng hạn con mình được 8.0 IELTS + GPA trên 9.0 cả 3 năm học thì khi xét tuyển cũng chỉ là xét phương thức 2. Trong khi đó, các bạn được học sinh giỏi cấp tỉnh nhờ IELTS 6.5 sẽ được ưu tiên xét tuyển loại 1 luôn".
Anh K.T (Hà Nội) cũng bày tỏ quan điểm: "Ngoại ngữ cũng chỉ là 1 môn. Muốn đỗ đại học thì các cần học tốt cả các môn khác trong tổ hợp thi. Việc đặc cách này mình thấy đã tạo ra sự bất công cho các em học sinh khác, đặc biệt rất thiệt thòi cho học sinh ở các tỉnh thành trung ương. Cuộc đua vào ĐH top đầu có thể nghiêng về các tỉnh có quy định riêng. Bên cạnh đó, mình lo rằng học sinh có thể học lệch môn, chỉ giỏi tiếng Anh mà không đầu tư cho các môn khác".
Ngoài những ý kiến lo lắng thì một số phụ huynh tỏ ra bình thản hơn. Chị Ngọc (quận Đống Đa, Hà Nội) cho rằng: "Chính sách tuyển thẳng của các trường top đầu không phải năm nào cũng giống nhau. Mình tin ban giám hiệu các trường top đầu đủ trình độ và khả năng để lên các phương án tuyển sinh phù hợp. Chúng ta không nên quá lo lắng".
Pháp luật và Bạn đọc