MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

72 tuổi, mỗi tháng nhận 13 triệu đồng tiền lương hưu, cụ ông không sống cùng con, không ở viện dưỡng lão, tìm được 1 nơi "nương tựa" lâu dài

07-12-2023 - 19:04 PM | Sống

72 tuổi, mỗi tháng nhận 13 triệu đồng tiền lương hưu, cụ ông không sống cùng con, không ở viện dưỡng lão, tìm được 1 nơi "nương tựa" lâu dài

Sau thời gian dài sống 1 mình, cụ ông ngoài 70 tuổi đến từ Trung Quốc đưa ra quyết định mới trong đời. Đây cũng là “bến đỗ” quan trọng của cụ ông khi về già.

Lý Kim Hòa là cụ ông 72 tuổi, đến từ Trung Quốc. Kể từ ngày về hưu, cụ ông này luôn sống 1 mình ở căn nhà nhỏ tại quê hương. Từ sau khi vợ mất vì bạo bệnh, cuộc sống của cụ ông họ Lý vô cùng tẻ nhạt và đơn điệu. Sống 1 mình ở vùng quê, cụ ông 72 tuổi cảm thấy cô đơn nhưng vẫn không muốn làm phiền người khác.

Hàng ngày, cụ ông Ký Kim Hòa chủ yếu chăm sóc sức khỏe của bản thân. Ông có thể tự đi chợ, nấu ăn, trồng rau. Thời gian rảnh cụ ông ngoài 70 tuổi còn dành nhiều thời gian để đọc sách, xem tivi và tham gia hoạt động câu lạc bộ người cao tuổi. Đây là thú vui của ông Lý Kim Hòa trong những tháng ngày về hưu rảnh rỗi.

Gần đây, ông Lý tự nhận thấy sức khỏe của mình suy giảm nên không khỏi lo lắng. Bản thân ông cũng cân nhắc rất nhiều về việc sẽ dưỡng già ra sao, có sống cùng ai hay không. Đầu tiên, ông Lý nghĩ tới con cái. Ông có 2 người con trai đều đã kết hôn và có gia đình riêng. Những người này còn trẻ nên tình hình tài chính chưa ổn định. Mỗi người đều gặp áp lực trong việc kiếm tiền lo cho gia đình. Bởi vậy, ông Lý không hề muốn trở thành áp lực, gánh nặng của các con.

Không sống cùng con, không ở viện dưỡng lão, cụ ông 72 tuổi cầm trong tay lương hưu 13 triệu đồng/tháng, tự tìm “bến đỗ” lâu dài - Ảnh 1.

Ngoài 70 tuổi, ông Lý vẫn sống 1 mình. Ảnh minh họa: Internet

Hơn nữa, ông Lý cho rằng sống 1 mình sẽ tự do hơn. Ông đã có tuổi, các con lại còn trẻ nên khó tránh khỏi những mâu thuẫn, khác biệt trong lối sống. Vậy nên ông muốn tránh từ sớm việc này để mối quan hệ tình thân luôn tốt đẹp.

Ông Lý cũng nghĩ tới trường hợp sẽ ở viện dưỡng lão. Tuy nhiên, ông không ưu tiên phương án này vì sợ cảm giác sống cạnh những người không quen biết. Nhiều người còn mách ông Lý tìm 1 người giúp việc có thể gắn bó lâu dài để chăm sóc những ngày trái gió trở trời. Thế nhưng khi tìm hiểu, ông giật mình khi thấy giá thuê người giúp việc theo tháng cũng khá cao, khoảng 4.000 NDT (13 triệu đồng). Trong khi đó, hàng tháng ông Lý cũng chỉ nhận lương hưu 4.000 NDT nên không đủ để chi trả cho khoản này.

Cụ ông 72 tuổi vô cùng băn khoăn và chưa biết quyết định ra sao để tuổi già bình an. Cho tới 1 ngày, khi tham gia sinh hoạt câu lạc bộ người cao tuổi ở địa phương, ông vô tình gặp 1 cụ bà kém hơn mình 8 tuổi. Người phụ nữ này là Triệu Hồng, mới chuyển tới khu vực của ông Lý. Bà cũng là người góa chồng từ khi còn trẻ nhưng con cái chưa trưởng thành nên không muốn tái hôn. Hiện tại, con cái của cụ bà đã trưởng thành, yên bề gia thất nên bà muốn sống tận hưởng những ngày yên bình, theo đuổi những thú vui mới.

Sau khi tiếp xúc khoảng nửa năm, cả 2 cụ ông, cụ bà này đều nảy sinh tình cảm và muốn chăm sóc cho nhau những ngày tháng về già. Họ muốn chung sống và cùng vui thú vui mới để vừa không dựa vào con cái, lại vừa không cô đơn.

Không sống cùng con, không ở viện dưỡng lão, cụ ông 72 tuổi cầm trong tay lương hưu 13 triệu đồng/tháng, tự tìm “bến đỗ” lâu dài - Ảnh 2.

Ông may mắn tìm được người bạn đời phù hợp khi sức khỏe suy yếu dần. Ảnh minh họa: Internet

Ông Lý nhận thấy rõ tình cảm chân thành mà bà Triệu Hồng dành cho mình. Bà không quan tâm tới tiền bạc, vật chất hay địa vị xã hội. Mỗi khi ông Lý ốm đau, bà luôn tận tình chăm sóc, không phiền tới 2 con trai của ông. Vì thế, các con của cả 2 người đều rất tôn trọng, yêu quý họ. Từ ngày ông Lý sống cùng bà Triệu Hồng, các con của họ cũng yên tâm hơn hẳn.

Từ đó trở đi, ông Lý tận hưởng cuộc sống tự do và viên mãn. Ông cũng vui vì bản thân đã tìm ra “bến đỗ” giúp cuộc sống tuổi già yên ổn, không phải dựa dẫm vào con cái, cũng không phải sống trong viện dưỡng lão.

Khi có tuổi, người nào tìm được “bến đỗ” lâu dài và tự do đều có thể yên tâm hưởng phúc. Mỗi người cần tìm thấy cuộc sống bình yên của riêng mình mới có thể sống hạnh phúc và sống lâu.

Theo Toutiao

Huyền Giang

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên