8 cách cắt giảm chi tiêu thừa thãi khiến bạn đang nợ nần chồng chất cũng có thể giàu lên nhanh chóng
Thay vì tháng nào cũng phải đau đầu suy nghĩ kiếm đâu ra tiền để sống còn, bạn có thể cắt giảm bớt những khoản chi hoang phí.
- 27-10-2021Một quốc gia “lo sốt vó” trước viễn cảnh hơn 400 triệu người độc thân trong tương lai vì tư tưởng: “Hôn nhân chất lượng thấp không bằng ĐỘC THÂN chất lượng cao”
- 19-10-20214 quy luật thành công mà người giàu nào cũng tỏ tường: Thông minh và may mắn là chưa đủ, không biết những điều này chắc chắn bạn sẽ phải phải hối tiếc sau 10 năm nữa
Thực tế là nếu bạn muốn tiền bạc không trở thành nỗi lo, sự ám ảnh nặng nề trong cuộc sống hằng ngày, thứ mà bạn cần thay đổi chính là việc chi tiêu chứ không phải công việc hay đồng lương.
Bởi lẽ dù bạn kiếm tiền trăm triệu, tiền tỷ nhưng có lối chi tiêu "hoang phí" thì bạn chưa nợ nần là may chứ đừng mong gì đến có thể giàu lên. Cắt giảm chi tiêu không thiết yếu chính là chìa khóa giải quyết những nợ nần hay vấn đề tài chính cá nhân của bạn. Có thể ban đầu, bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi cuộc sống phải "thắt bụng" nhiều hơn trước. Song, mọi nỗ lực đều có kết quả xứng đáng. Cắt giảm các khoản chi không cần thiết không những giúp bạn vượt qua khủng hoảng tài chính cá nhân mà còn có thể giúp bạn trở nên giàu có trong tương lai không xa.
Dưới đây là 8 cách cắt giảm các chi tiêu không cần thiết mà ai cũng nên biết!
1. Ưu tiên tiết kiệm mọi lúc mọi nơi
Ai mà không thấy vui khi vô tình tìm được tiền trong quần áo cũ đã lâu không mặc? Thay vì lấy số tiền ấy mua sắm ăn chơi, hãy gửi thẳng nó vào quỹ tiết kiệm của bạn. Bạn cũng có thể làm như thế với tất cả những loại tiền như thưởng, hoàn thuế... mà mình nhận được. Thông qua cách này, bạn sẽ không cho mình cơ hội được ăn tiêu hoang phí và làm dày quỹ tiết kiệm một cách triệt để.
2. Cơm nhà là best
Sau một ngày dài làm việc, hiếm ai còn năng lượng để nấu cơm. Thế nên hãy bắt đầu với thói quen nấu nướng tại gia ít nhất hai lần một tuần - nếu bạn ăn ngoài thường xuyên, và từ từ xây dựng lên ba hoặc bốn lần một tuần. Nếu điều đó không ổn lắm đối với bạn, hãy dành Chủ nhật để sơ chế sẵn thực phẩm cho các bữa tối đơn giản trong tuần. Bằng cách này, bạn sẽ có một bữa ăn ngon lành để thưởng thức khi đi làm về mà không hề tốn thời gian lắm đâu.
3. Lên danh sách những món cần mua trước khi đến siêu thị
Nếu bạn đi đến siêu thị mà không có danh sách hoặc khi đang đói, bạn có thể muốn mua nhiều thực phẩm hơn bình thường. Vậy nên lên kế hoạch sẵn những thứ bạn sẽ cần trước khi đến siêu thị không chỉ đảm bảo bạn sẽ không quên bất cứ thứ gì mà giúp bạn tránh được cám dỗ từ những món đồ linh tinh không cần thiết.
4. Không mua đồ ngay khi vừa muốn/ thích
Nếu bạn muốn có một chiếc áo khoác đắt tiền trong trung tâm thương mại, hãy đợi một hoặc hai ngày để xem bạn có còn suy nghĩ về nó hay không đã. Trong thời gian chờ đợi, hãy tìm kiếm các voucher, chương trình khuyến mãi mà bạn có thể áp dụng để tiết kiệm tiền khi mua sắm chiếc áo này.
5. Dọn dẹp tủ quần áo và cho/ bán đi những thứ không động đến
Thỉnh thoảng, bạn nên tập thói quen dọn lại tủ quần áo, phân chia lại những đồ đạc mà mình có và loại bỏ những món đồ mà bạn không bao giờ động tay vào. Việc làm này không chỉ giải phóng không gian tủ đồ mà còn có thể giúp bạn kiếm thêm chút ít. Mặt khác, khi soạn ra những món đồ mình đang có, một phần nào đó khát khao tiêu tiền mua sắm bốc đồng trong bạn cũng sẽ vơi đi rất nhiều.
6. Hủy hết những gói cước, thẻ thành viên tính phí của các dịch vụ không cần thiết
Có nhiều người vẫn thường than phiền về chuyện bị trừ tiền gia hạn đăng ký app A, app B hay gói cước 3G thường xuyên. Thế nhưng sau khi bị trừ tiền để gia hạn, chẳng ai trong họ chịu hủy ngay gói cước ấy mà lại tiếp tục dùng tiếp với lý do "tiếc". Dù đã nhắn nhủ tháng sau sẽ cẩn thận hơn, họ vẫn tiếp tục lặp lại sai lầm và bị trừ tiền khi không để ý. Nếu bạn rơi vào tình trạng ấy, hãy mạnh dạn chấp nhận "nỗi đau" và sự xót của để hủy đăng ký những dịch vụ này luôn, đề phòng "đêm dài lắm mộng".
7. Trung thành với đồ "nhà làm"
Ví dụ dễ hiểu nhất với "chiêu này" là thay vì đi ra ngoài mua một đống rau gia vị đắt đỏ, bạn có thể tập trồng chúng ở nhà để ăn quanh năm suốt tháng với chi phí rẻ hơn rất nhiều.
Khi cần đến một thứ gì đó như uống cà phê, sửa quần áo, làm móng đơn giản… bạn cũng có thể áp dụng tuyệt chiêu trên, ưu tiên đồ "nhà làm" trước khi ra hàng để cắt giảm tối đa chi phí tiêu hoang của mình.
8. Nhờ đến ứng dụng quản lý chi tiêu
Muốn dễ dàng kiểm soát và cắt giảm chi tiêu, bạn phải có trong tay một bảng kế hoạch thu chi ghi rõ từng khoản "xuống ví" trong tháng để dễ nắm. Với nhiều người, điều này vô cùng khó vì họ có khi còn chẳng biết lập bảng kế hoạch chi tiêu ra làm sao. Nếu vấp phải trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các app quản lý chi tiêu. Nhanh, gọn, đơn giản mà hiệu quả lại cao!
Pháp luật & Bạn đọc