MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

8 chuyên gia kinh tế, doanh nhân nổi tiếng một thời 'mài đũng quần' đại học Ngoại thương

07-09-2017 - 10:46 AM | Sống

Dưới đây là những gương mặt cựu sinh viên Đại Học Ngoại Thương đã khá thành công trong sự nghiệp của họ.

  • Nông sản thực phẩm Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm. Đó là thiếu liên kết trong sản xuất, tiêu thụ; thiếu vốn và kinh phí; cơ sở, trang thiết bị chưa đáp ứng...

1. Bà Phạm Chi Lan

Chức vụ: Chuyên gia kinh tế

Bà theo học Bộ môn Ngoại Thương, Khoa Quan Hệ Quốc tế trường Đại học Kinh Tế (Kinh tế - tài chính) nay là trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Năm 1964, khoa này được tách thành Trường Đại học Cán bộ Ngoại giao - Ngoại thương, nên có thể nói bà Phạm Chi Lan đã tốt nghiệp khóa đầu tiên của Trường Đại học Cán bộ Ngoại giao - Ngoại thương (nay là Đại học Ngoại Thương và Học viện Ngoại giao).

Tốt nghiệp Đại học năm 1966 xong, bà về công tác tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và từng giữ tới chức Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch. Trong thời gian này, bà cũng đồng thời là thành viên của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng . Sau khi về hưu, bà từng được mời làm cố vấn kinh tế cho Chính phủ.

2. Ông Vũ Viết Ngoạn

Chức vụ: Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nguyên Tổng giám đốc Vietcombank


Ông Ngoạn tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước.

Ông Ngoạn tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước.

Ngay khi lấy được tấm bằng thạc sĩ tại Ý, ông về nước và trở thành Phó giám đốc Sở giao dịch ngân hàng Vietcombank. Đến năm 1996, ông đã giữ chức Phó Tổng Giám đốc Vietcombank và đến năm 2000 thì giữ chức Tổng giám đốc ngân hàng này.

Sau năm 2007, ông được giao thêm nhiều trọng trách của Chính phủ và đến năm 2011, ông được bổ nhiệm là Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.

3. Ông Vũ Tiến Lộc

Chức vụ: Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Sau khi tốt nghiệp Đại Học Ngoại Thương, ông Vũ Tiến Lộc đã lấy thêm tấm bằng Tiến sĩ kinh tế và rồi tham gia giảng dạy tại nhiều trường đại học khác nhau.

Từ năm 2004 đến nay, với cương vị chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông được xem là một người đã để lại nhiều dấu ấn cho sự phát triển của VCCI.

Ngoài ra, ông đồng thời là Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa XI, XII, XIII, Ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Quốc hội khóa XI và Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XII, XIII.

4. Bà Lê Thị Thu Thủy

Chức vụ: Cựu CEO tập đoàn Vingroup, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty VinE-com


Bà Lê Thị Thu Thủy tốt nghiệp cử nhân kinh tế tại Đại học Ngoại Thương.

Bà Lê Thị Thu Thủy tốt nghiệp cử nhân kinh tế tại Đại học Ngoại Thương.

Bà gia nhập Vingroup vào năm 2008 với vai trò là Giám đốc tài chính. Sau đó, bà từng làm đến chức Phó Chủ tịch Tập đoàn phụ trách đầu tư kiêm CEO tập đoàn này. Từ năm 2015, bà không còn giữ vị trí nào trong tập đoàn Vingroup.

Trước đó, bà là một chuyên gia tài chính có uy tín quốc tế, từng giữ vị trí Phó Chủ tịch của Lehman Brothers tại các thị trường Nhật Bản, Thái Lan, Singapore.

Với những đóng góp và khả năng điều hành của mình, bà Thủy từng được Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) bình chọn là một trong 199 "Lãnh đạo trẻ toàn cầu năm 2013".

5. Ông Nguyễn Đức Vinh

Chức vụ: Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng VPBank


Sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương, ông đã tốt nghiệp MBA ở Pháp và học thêm chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright ở Mỹ.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương, ông đã tốt nghiệp MBA ở Pháp và học thêm chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright ở Mỹ.

Không lâu sau khi về nước, ông từng làm đến chức Phó tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam . Đến năm 1996, ông gia nhập Techcombank. Vị trí cao nhất mà ông từng nắm giữ là chức vụ Phó Tổng giám đốc Techcombank.

Từ 7/2012 đến nay, ông chính thức đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc VPBank.

6. Ông Nguyễn Hoàng Linh

Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Viễn thông FPT

Ông tốt nghiệp khoa Kinh tế thuộc Đại học Ngoại Thương Hà Nội năm 2006.

Năm 2008, ông đã gia nhập FPT và làm việc tại đó trong một thời gian dài. Trong suốt quá trình làm việc ở đây, ông từng kinh qua các vị trí là Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Công ty FPT Telecom Miền Nam rồi đến Giám đốc Tài chính Công ty Cổ phần Viễn thông FPT và cao nhất là chức Phó Tổng GĐ Công ty Cổ phần Viễn thông FPT.

7. Thanh Nguyễn

Chức vụ: Nhà sáng lập kiêm CEO mạng tuyển dụng Anphabe

Bà Thanh học đại học Ngoại thương khóa 1997-2001. Sau khi tốt nghiệp, bà Thanh gia nhập vào Unilever Việt Nam và sang Bangkok làm việc sau khi được chọn vào nhóm marketing khu vực. Từ năm 2005-2007, bà Thanh làm việc cho Unilever Asia & Amet.

Với tham vọng xây dựng mạng lưới kết nối chuyên nghiệp đầu tiên cho những nhà lãnh đạo kinh doanh và chuyên gia tại Việt Nam, cựu sinh viên FTU này sáng lập ra Caravat.com thuộc tập đoàn Navigos Group. Lĩnh vực mà Caravat tham gia gồm Marketing, sản xuất, kỹ thuật, tài chính và nhân lực. Mạng tuyển dụng này là nơi đầu tiên tuyển dụng những vị trí công việc cao cấp có mức lương trên 1.000 USD.

Đến tháng 3/2011, bà Thanh sáng lập ra mạng tuyển dụng Anphabe.com. Anphabe là công ty tiên phong về giải pháp Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng (THNTD) và hiện là đối tác THNTD cho nhiều doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và khu vực. Anphabe cung cấp dịch vụ toàn diện từ Khảo sát THNTD; Chiến lược THNTD; Giải pháp sáng tạo THNTD và Triển khai kế hoạch THNTD.

Anphabe cũng sở hữu và điều hành Mạng cộng đồng nghề nghiệp cấp quản lý lớn nhất Việt Nam Anphabe.com với hơn 550,000+ thành viên.

Anphabe được hỗ trợ về tài chính và chuyên môn chiến lược từ Tập đoàn giải pháp nhân sự hàng đầu thế giới Recruit Holdings với 109 công ty thành viên, 484 văn phòng và 25,518 nhân viên trên toàn cầu.

CEO Thanh Nguyễn, cũng là nội tướng của giám đốc điều hành Marketing của Vinamilk - Phan Minh Tiên.

8. Hùng Đinh

Chức vụ: CEO DesignBold, CEO Joom Solutions


Hùng Đinh là cái tên quen thuộc với giới khởi nghiệp trẻ Việt Nam và cũng từng tốt nghiệp từ Đại Học Ngoại Thương ra.

Hùng Đinh là cái tên quen thuộc với giới khởi nghiệp trẻ Việt Nam và cũng từng tốt nghiệp từ Đại Học Ngoại Thương ra.

Năm 2006, Hùng Đinh đã quyết định từ bỏ mức lương 5.000 USD/tháng ở một công ty dầu khí lớn để đi khởi nghiệp. Sau 10 năm, Hùng Đinh đã thành công với Joom Solutions - một công ty tầm cỡ thế giới chuyên cung cấp các giải pháp thương mại điện tử và phát triển mã nguồn mở.

Phát triển xong Joom Solutions, Hùng Đinh quay sang làm DesignBold, một startup về công cụ thiết kế trực tuyến thân thiện cho người Việt.

Hiện tại, DesignBold đang thu được những thành công vang dội bước đầu, với doanh thu lên đến 600 triệu trong 3 triệu, một con số đủ để khiến giới khởi nghiệp liên tưởng tới hiện tượng của Nguyễn Hà Đông và Flappy Bird những năm 2015.

Theo Vượng Lê

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên