8 điều đúc rút từ kinh nghiệm của 150 triệu phú tự thân mà ai cũng nên biết
Là người điều hành blog tài chính cá nhân ESI Money, John đã có 28 năm kinh doanh, sau đó ông nghỉ hưu ở tuổi 52 với khối tài sản ròng lên tới 3 triệu đô la. Để hiểu hơn về thói quen của các triệu phú, John đã dành ra 3 năm để phỏng vấn 150 người sở hữu tài sản trên 1 triệu USD.
- 01-09-20225 tác động không ngờ khi bạn ăn gạo trắng mỗi ngày: Cần lưu ý 2 điểm sau
- 01-09-2022Một khách sạn vùng núi Việt Nam từng khiến CNN trầm trồ: Nét đẹp sang trọng quay ngược thời gian
- 30-08-20221 động tác chỉ tốn 10 giây nhưng có thể tiết lộ tuổi thọ và nguy cơ đột quỵ của mỗi người
Quá trình này giúp ông nhận ra một số điều quý giá sau đây.
1. Các triệu phú luôn tìm mọi cách để sở hữu thu nhập cao
Việc tích lũy tài sản bao giờ cũng dễ dàng hơn nếu bạn kiếm được nhiều tiền. Hầu hết các triệu phú đều không giàu có từ trong bụng mẹ. Họ thường xây dựng thu nhập trong hai hoặc ba thập kỷ bằng cách tập trung và phát triển sự nghiệp.
Ông chủ của ESI Money cũng tán đồng, vì đây chính xác là những gì ông đã làm trong suốt 28 năm sự nghiệp của mình. Điều này đã đem tới tác động tích cực đến giá trị tài sản ròng của ông.
Ông cho rằng, một số chuyên gia tài chính cá nhân thường nhấn mạnh về việc đầu tư, các khoản thu nhập thụ động mà bỏ quên tầm quan trọng của việc gia tăng thu nhập chính.
2. Các triệu phú thường tiết kiệm một phần lớn từ thu nhập
Tiết kiệm luôn là một trong những phương pháp quan trọng để tích lũy tài sản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện, các triệu phú cũng không ngoại lệ. Trước đây, tiết kiệm 10% đã được coi là tốt. Nếu bạn tiết kiệm được số tiền đó trong 45 năm, bạn có thể có một khoản hưu trí kha khá ở tuổi 65.
Đến thời điểm hiện nay, những người trong cộng đồng FIRE đang tiết kiệm 50%, 75% thu nhập của họ, hoặc thậm chí nhiều hơn.
Còn các triệu phú thường duy trì mức tiết kiệm nằm ở giữa 2 ngưỡng này. Theo ước tính của John, trung bình họ tiết kiệm được 20% đến 25% tổng thu nhập. Đó cũng là một mức tiết kiệm khá lớn khi họ thường sở hữu mức thu nhập cao. Bản thân ông thì thường tiết kiệm 36% thu nhập trong suốt 28 năm làm việc của mình.
3. Các triệu phú tập trung vào những khoản đầu tư đơn giản
Khi còn trẻ, ông chủ của ESI Money từng nghĩ rằng, người giàu có thường đưa ra những chiến lược đầu tư phức tạp mà người bình thường không thể hiểu được. Tuy nhiên, khi bản thân ông cũng trở thành một triệu phú, ông nhận ra đây là suy nghĩ sai lầm.
Các khoản đầu tư đơn giản vẫn có thể sinh lời tốt. Nhiều triệu phú đều phát hiện điều này. Sau khi thử nhiều loại hình đầu tư, cuối cùng, họ thường quay lại với những hạng mục đơn giản nhất, chẳng hạn như bất động sản và các quỹ chỉ số.
4. Họ luôn nắm chắc những kiến thức cơ bản về tiền bạc và tránh những sai lầm lớn
Ảnh: Mike Hewitt / Getty Images
Hầu hết các triệu phú bền vững đều gia tăng tài sản bằng những phương pháp “cũ rích” và quen thuộc, như tiết kiệm, đầu tư. Nhờ vào những kiến thức cơ bản ấy, họ dần trở nên giàu có theo thời gian. Hiếm ai có thể duy trì tài sản chỉ nhờ một sự kiện duy nhất trong một thời gian ngắn như trúng xổ số, thừa kế…
Quá trình làm giàu thực thụ của các triệu phú thường khá nhàm chán, đơn điệu nếu so với những câu chuyện làm giàu nhanh chóng thường thấy trên các phương tiện truyền thông. Nhưng nó luôn có tác dụng. Những người chậm rãi và kiên định sẽ thắng cuộc đua.
5. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống thường là một vấn đề
Nếu muốn tăng lương và thăng chức nhanh chóng tại công ty, hiếm ai có thể đi làm đúng 9 giờ sáng và tan ca đúng 5 giờ chiều. Hầu hết các triệu phú đều làm việc quá 8 tiếng mỗi ngày ngay từ khi còn trẻ. Kết quả là cuộc sống cá nhân của họ thường xuyên bị đảo lộn.
Điều đó giải thích cho câu hỏi: Tại sao một trong những nhu cầu đầu tiên của mọi người sau khi tích lũy được một số của cải luôn là dành nhiều thời gian hơn cho gia đình?
Chia sẻ với John trong buổi phỏng vấn, rất nhiều triệu phú đều nói rằng, “Việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống rất nan giải khi còn trẻ, nhưng bây giờ đã tốt hơn nhiều."
6. Họ có nhiều nguồn thu nhập
Ảnh: Sean M. Haffey/Getty
Ngoài thu nhập chính, các triệu phú cũng có nhiều nguồn thu nhập khác nhau, phổ biến nhất là cổ tức, bất động sản và các nghề tay trái. Các khoản thu nhập thụ động thường được xây dựng trong nhiều năm liền.
John chia sẻ, đầu tiên, ông sử dụng thu nhập từ các nghề tay trái để trả hết những khoản nợ thế chấp. Khi hết nợ nần, có tiền rảnh rỗi trong tay, ông tham gia đầu tư để gia tăng khối tài sản. Khi đã tích lũy được kha khá và sắp đến ngưỡng nghỉ hưu, ông dấn thân vào lĩnh vực bất động sản.
Đến hiện tại, dù đã nghỉ hưu, gia đình ông vẫn chi tiêu thoải mái vì có bất động sản cho thuê, vẫn điều hành một trang web, có các khoản vay cho một nhà đầu tư bất động sản, lãi suất tiền mặt nắm giữ, và công việc bán thời gian của vợ.
7. Du lịch là thú tiêu khiển yêu thích
Các triệu phú thường có cả thời gian và tiền bạc, những nhân tố quan trọng nhất để có một chuyến du lịch thú vị. Vì thế, không khó hiểu tại sao họ thường xuyên tổ chức những cuộc du ngoạn, xê dịch khắp mọi nơi trên thế giới cùng với gia đình của mình.
Ông chủ của ESI Money cũng cùng vợ thực hiện một chuyến đi kéo dài 1 tháng vào đầu năm nay, tới Quần đảo Cayman, nằm ở phía Tây vùng biển Caribe, để tận hưởng thời tiết ấm áp tuyệt vời. Các năm trước, họ cũng cùng đi Hawaii (2020) và Florida (2019) để tận hưởng một bầu không khí hoàn toàn khác.
8. Hầu hết họ đều kiểm tra danh mục đầu tư hàng ngày
Các chuyên gia thường đưa ra lời khuyên rằng, chìa khóa để đầu tư thành công là không theo dõi thị trường quá chặt chẽ. Vì điều đó có thể dẫn tới xu hướng thực hiện các động thái gây bất lợi cho kết quả của họ.
Các triệu phú mà John phỏng vấn lại chỉ ra thói quen trái ngược với lời khuyên này. Hầu hết họ kiểm tra danh mục đầu tư của mình hàng ngày, hoặc cùng lắm là hàng tuần. Bằng cách nào đó, thói quen này giúp họ đi đúng đường.
Ông chủ của ESI Money lại thuộc nhóm thiểu số vì ông hầu như không chú ý đến các biến động ngắn hạn trên thị trường. Ông chỉ tìm hiểu những xu hướng thực sự tốt hoặc xấu xảy ra. Đôi khi, ông cũng được cập nhật từ một số người quen tại phòng tập thể dục, trên sân bóng ném hoặc ở nhà thờ. Nếu không, ông chỉ kiểm tra danh mục mỗi tuần một lần thông qua một ứng dụng tài chính cá nhân. Thay vì kiểm tra từng khoản mục riêng lẻ, ông chỉ nhìn vào kết quả tổng thể.
Ông cho rằng, kiểm tra liên tục sẽ gây căng thẳng đối với một người đang cố gắng thư giãn khi nghỉ hưu như mình.
*Theo BI
Trí Thức Trẻ