8 nhóm người này có nguy cơ bị cục máu đông nguy hiểm cao hơn những người khác
Bất cứ ai đều có thể bị cục máu đông tại bất kì thời điểm nào trong cuộc sống nhưng một số người có thể đặc biệt có nguy cơ gặp tình trạng này cao hơn.
Các cục máu đông (huyết khối) không phải lúc nào cũng là điều xấu. Khi bạn bị trầy xước hoặc vết thương hở, các tế bào máu tập hợp lại với nhau (đông lại), ngăn không cho máu chảy khỏi cơ thể (dẫn đến mất nhiều máu) và bắt đầu quá trình chữa bệnh. Nhưng đôi khi các cục máu đông hình thành ở những nơi không nên, và nếu chúng xảy ra ở nơi mà máu cần tiếp tục chảy thì lại có thể gây rắc rối.
Các cục máu đông (huyết khối) không phải lúc nào cũng là điều xấu.
Trong một số trường hợp, cục máu đông có thể gây ra nguy hiểm. Các cục máu đông ngăn chặn dòng máu tới não gây ra đột quỵ, ngăn chặn dòng máu chảy tới tim sẽ gây ra cơn đau tim. Cục máu đông hình thành ở chân được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVTs). DVTs có thể tách ra và di chuyển đến phổi của bạn, gây ra thuyên tắc phổi (pulmonary embolism - PE)... Những tình trạng này có thể rất nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong.
Tình trạng cục máu đông nguy hiểm là khá phổ biến. Tiến sĩ Elliot Richard Haut, đồng giám đốc của bệnh viện Johns Hopkins Medicine Venous Thromboembolism Collaborative, cho biết, có tới 100.000 người tử vong do chứng tràn dịch màng phổi mãn tính và PE hàng năm ở Mỹ. Đáng kinh ngạc là con số này còn nhiều hơn cả các ca ung thư vú và các vụ va chạm xe cơ giới kết hợp.
Bất cứ ai đều có thể bị cục máu đông tại bất kì thời điểm nào trong cuộc sống.
Bất cứ ai đều có thể bị cục máu đông (cục máu đông ở bất kì vị trí nào trong cơ thể và vào bất kể thời điểm nào). Tuy nhiên, một số người có thể đặc biệt có nguy cơ gặp tình trạng này cao hơn. Nếu bạn thuộc nhóm những đối tượng dưới đây, hãy cảnh giác với nguy cơ bị cục máu đông.
Người thừa cân
Các chuyên gia y tế đồng ý với giải thích: Nếu bạn béo phì, bạn có nguy cơ cao bị cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch và cục máu đông này có thể di chuyển qua máu (huyết khối tắc nghẽn tĩnh mạch, hoặc thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch). Và bạn càng thừa cân, nguy cơ bị cục máu đông càng cao.
Tiến sĩ Haut nói: "Đối với những người thừa cân ít, nguy cơ có thể không cao nhưng nếu đã trở nên thừa cân nghiêm trọng hoặc béo phì, thì nguy cơ sẽ trở nên cao hơn. Thêm vào đó, càng béo phì bạn càng lười vận động và có xu hướng ngồi yên một chỗ trong thời gian dài nên càng làm tăng nguy cơ bị cục máu đông".
Người hút thuốc lá
Hút thuốc lá có hại sức khỏe vì nhiều nguyên nhân, và một trong số đó là nguy cơ bị huyết khối. "Người ta nghĩ rằng hút thuốc lá chỉ ảnh hưởng đến phổi, nhưng nó thực sự ảnh hưởng đến mạch máu của bạn. Hút thuốc lá làm hỏng màng niêm mạc của mạch máu và làm cho máu dễ bị dính vào nhau hơn", Pamela Burgwinkle, nhà cung cấp thuốc chống đông máu được chứng nhận tại phòng khám đông máu UMass Memorial cho biết.
Phụ nữ mang thai
Ngay cả khi bạn vẫn tập thể dục, việc có con có thể làm cho quá trình đông máu trở nên phức tạp hơn do ảnh hưởng của các hormone bổ sung - đặc biệt là estrogen - nổi trong mạch máu của bạn. Một nguyên nhân khác là do em bé đang lớn dần lên trong tử cung.
Burgwinkle cho biết: "Khi thai nhi lớn dần lên, nó có thể đẩy các mạch máu ở vùng bụng, xương chậu và chặn dòng máu chảy trực tiếp, có thể gây ra cục máu đông".
Người bổ sung estrogen (ví dụ như dùng thuốc tránh thai)
Việc sử dụng thuốc tránh thai có thể làm cho bạn có nguy cơ mắc bệnh về máu cao gấp 3, thậm chí gấp 4 lần so với những người khác không dùng thuốc. Theo tiến sĩ Haut, một số phụ nữ khỏe mạnh đôi khi cũng có thể gặp các triệu chứng như sưng ở chân, thở gấp, hoặc đau ngực ...
Nhưng với những phụ nữ đã dùng thuốc uống tránh thai hoặc đang dùng liệu pháp thay thế hormone... mà gặp các triệu chứng báo động này thì cần đi kiểm tra ngay xem mình có bị cục máu đông không.
Những người bị nhiễm trùng hoặc các bệnh viêm nhiễm
Nếu bạn bị bệnh nặng hoặc nhiễm trùng, bạn nên cảnh giác với các triệu chứng của các cục máu đông bất thường. Một số loại ung thư giống như ung thư buồng trứng, tuyến tụy, đại tràng, ung thư dạ dày, phổi, và thận có thể làm cho người bệnh có nguy cơ mắc DVT hoặc PE. Và các cục máu đông có thể xuất hiện trước khi phát triển ung thư, có nghĩa là họ có thể trở thành một dấu hiệu cảnh báo.
Burgwinkle cho biết: "Đôi khi chúng ta thấy gặp hiện tượng cục máu đông và các triệu chứng có thể xuất hiện muộn. Các bệnh khác làm cho bạn có nhiều khả năng bị cục máu đông bao gồm: Tiểu đường, HIV, hoặc các bệnh viêm ruột như bệnh Crohn hoặc viêm đại tràng... Tương tự như vậy, nếu bạn bị thương, cơ thể bạn có thể bị cục máu tại các vị trí quan trọng bên trong".
Những người ngồi lâu trong thời gian dài
Có nhiều lý do khiến bạn cứ ngồi lì một chỗ mà không di chuyển trong nhiều giờ đồng hồ. Những người đang điều trị trong bệnh viện là một ví dụ rõ rệt. Theo tiến sĩ Haut. "Khoảng một nửa ca bệnh DVTs và PE xuất hiện ở những bệnh nhân hiện đang điều trị ở trong bệnh viện". Thường thì đó là vì bạn không chỉ nằm trên giường bệnh viện trong nhiều ngày hoặc thậm chí hàng tuần, cơ thể bạn cũng có thể trải qua một số chấn thương như phẫu thuật hoặc bệnh tật.
Ngồi trong xe ô tô, xe buýt, hoặc trên máy bay trong bốn giờ hoặc lâu hơn cũng là một tình huống khác có thể kích hoạt một nguy cơ cục máu đông, đặc biệt nếu bạn không uống đủ nước. Trên thực tế, bất kỳ hoạt động nào giúp bạn giữ nguyên tư thế hàng giờ có thể khiến bạn gặp nguy hiểm. Burgwinkle nói: "Tôi đã có một bệnh nhân phát triển cục máu đông sau khi trải qua thời gian dài ở trong những không gian hẹp. Đó là vì nghề nghiệp của họ, ví dụ như thợ sửa ống nước".
Những người có tiền sử gia đình với vấn đề về đông máu
Nếu bạn biết những người khác trong cây gia đình mình đã bị bệnh huyết khối bất thường, bước đầu tiên là tìm hiểu thêm về những bệnh này và đi khám sớm để biết về nguy cơ bạn cũng có thể bị.
Burgwinkle nói rằng nếu không có một thương tích hoặc bệnh tật nào để đổ lỗi, nguyên nhân bạn bị cục máu đông có thể là do di truyền. Một số rối loạn di truyền làm cho máu của bạn dày hơn và có nhiều khả năng cục máu đông và bạn chỉ có thể biết những điều này qua việc khám và làm xét nghiệm cần thiết.
Những người đã bị cục máu đông trước đó
Bạn có tiền sử bị cục máu đông không? Nếu có thì rất có thể bạn gặp tình huống tái phát. 1/3 số người bị DVT/PE sẽ bị tái phát trong vòng 10 năm. Chuyên gia y tế Burgwinkle nói, đó là bởi vì các cục máu đông hình thành xung quanh van tĩnh mạch, có thể làm hỏng nó. Trong một số trường hợp, điều này có thể dẫn đến nhiều cục máu đông theo thời gian.
Theo Prevent
Trí thức trẻ