8 sự thật ai cũng cần biết về bộ não "nhớ nhớ, quên quên" của chúng ta
Não bộ rất kỳ lạ, nó bắt bạn nhớ những thứ bạn muốn quên, và quên đi những gì bạn cần nhớ. Nhưng sự thật là não làm việc cũng khá là khoa học đấy.
Bạn có bao giờ tưởng tượng sẽ như thế nào nếu cuộc sống thiếu đi những kỉ niệm chưa? Chắc hẳn là chưa phải không? Kỉ niệm giống như những mảnh ghép nhỏ tạo nên bức tranh tuyệt vời về cuộc sống.
Tuy nhiên, nhớ hay quên không phụ thuộc vào chúng ta, mà do não bộ quản lý. Dù không có chủ đích, não vẫn luôn có những kế hoạch lưu giữ riêng của nó, và sự thật trớ trêu là có cái đáng quên thì lại nhớ, mà cái cần nhớ thì lại toàn quên.
Thế nhưng, nếu như nắm được các sự thật dưới đây, bạn sẽ hiểu rằng não bộ hoạt động khá là "hợp lý", để rồi tự xây dựng cho mình một chiến thuật khác để ghi nhớ tốt hơn.
1. Bạn chỉ có thể nhớ khi đã quên đi những điều không cần thiết
Não chúng ta là nhà vô địch duy nhất trong cuộc đua nhớ và quên đấy. Nó toàn quyền quyết định xem thông tin nào là quan trọng và cần được lưu trữ.
Thứ chi phối nó được gọi là hiệu ứng xoá ký ức - eraser effect. Bạn sẽ khó có thể quên được ngày sinh nhật, ngày cưới, hoặc những ngày làm việc thực sự căng thẳng, trong khi nhớ lại những gì đã làm trong buổi sáng có khi cũng không làm nổi, đơn giản là vì chúng không đặc biệt.
Tức là bí quyết để ghi nhớ ở đây là... hãy làm những gì cần nhớ trở nên thật đặc biệt.
2. Bạn có thể bắt não ghi nhớ
Não bộ thực chất đóng vai trò "bảo vệ" chúng ta khỏi việc phải ghi nhớ thông tin không cần thiết. Vì thú thực, nếu bạn nhớ được tất cả mọi thứ trên đời, bạn sẽ phát điên, hay theo ngôn ngữ "truyện chưởng" thì là tẩu hỏa nhập ma.
Tuy nhiên, nếu bạn thực sự muốn nhớ một cái gì đó, hãy lặp lại tình huống đó nhiều lần, giống như khi học thuộc lòng vậy.
3. Chúng ta tạo ra ký ức mà thậm chí còn không hay biết
Trong một thí nghiệm, người ta đưa cho một bệnh nhân bị mất trí nhớ một danh sách gồm nhiều từ. Anh ta sẽ phải ghi nhớ những từ đó, và kết quả thì... không làm được.
Tuy nhiên, cũng người này, nếu yêu cầu thực hiện bài tập "điền vào chỗ trống" bằng những từ đã thấy trước đó, anh ta lại hoàn thành dễ dàng.
Sự thật là não chúng ta có thể ghi nhớ rất nhiều thứ, dù bản thân không hề nhận ra. Chỉ khi nào bạn cần, thông tin có thể bất chợt hiện ra, vì nó vốn ở trong não bạn rồi.
Có điều, không phải lúc nào chúng nó cũng xuất hiện, nhất là trong giờ kiểm tra...
4. Bạn sẽ nhớ tốt hơn nếu dùng tranh
Khi nhớ lại điều gì đó, chúng ta sẽ nhớ hình ảnh trước tiên. Vì vậy chỉ cần chuyển đổi thông tin nhận được thành hình ảnh, bạn có thể ghi nhớ rất nhiều thứ, đồng thời luyện luôn được cả trí tưởng tượng mà không cần uống bất kỳ thứ gì "cho trí tưởng tượng bay xa cả".
5. Nếu buộc phải nhớ điều gì đó, hãy đến thư viện
Hoặc bất kỳ không gian nào cho bạn sự yên tĩnh, vì âm thanh nào cũng sẽ gây xao nhãng cho bạn thôi.
Tuy vậy, cũng có những âm thanh có thể giúp bạn tập trung hơn. Đó được gọi là các ambient sound - âm thanh từ môi trường xung quanh. Muốn biết chúng là gì, hãy vào ĐÂY nhé.
6. Cần thuộc bài? Ăn no vào!
Glucose nhận được sau khi ăn sẽ kích thích khả năng ghi nhớ và giúp bạn nhớ nhiều thứ dễ dàng hơn.
Hiệu ứng này cũng đúng khi bạn đang bị stress. Trạng thái căng thẳng, lo âu là ngòi nổ tốt hơn cả cho quá trình ghi nhớ đó!
7. Muốn não trẻ mãi không già? Nghĩ nhiều vào!
Các nhà nghiên cứu cho rằng, các giáo sư đại học có thể dễ dàng nhớ một đoạn văn cụ thể từ các bài giảng của họ ngay cả khi họ đang nghỉ hưu.
Ngược lại, những người phải lao động chân tay lại gặp phải những vấn đề ghi nhớ khi họ già đi. Vì vậy, muốn nhớ lâu và có một bộ não khỏe mạnh, hãy học tập và làm việc dùng nhiều não vào. Nói cách khác là... tập thể dục cho não.
8. Bạn sẽ quên sạch mọi thứ nếu... trầm cảm
Vì quá trình này sẽ sản sinh ra một số hoá chất có hại, hủy hoại các neuron thần kinh có trong não.
Hãy nhớ và luôn làm theo điều này : Dù trong bất kì tình huống nào hãy luôn bình tĩnh, hít một hơi thật sâu và thở ra, cái gì cũng có cách giải quyết của nó và bạn sẽ sớm tìm ra được thôi!
Trí Thức Trẻ/ Kênh 14