MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

8 trở ngại khiến người thật thà không bao giờ kiếm được nhiều tiền dù đã nỗ lực hết mình

18-10-2018 - 10:12 AM | Sống

Quá trung thực trong việc quản lý, đầu tư và sử dụng tiền bạc thực sự không phải là một điều tốt.

Khi nói về những người thật thà, chúng ta thường dùng tất cả những lời lẽ khen ngợi dành cho họ. Tuy nhiên, quá trung thực trong việc quản lý, đầu tư và sử dụng tiền bạc thực sự không phải là một điều tốt. Có một số người thật thà luôn cho rằng bản thân mình làm việc rất chăm chỉ, nhưng hết lần này đến lần khác họ lại luôn bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền.

Vậy, đối với những người thật thà này, nếu xét về vấn đề quản lý, giao dịch tài chính, thì rốt cuộc những quan niệm nào đã tạo thành những trở ngại đối với việc kiếm tiền của họ?

1. Tầm nhìn hẹp, không coi trọng việc quản lý, giao dịch tài chính

Có hai cách tạo ra thu nhập, đó là thu nhập từ tiền lương và thu nhập từ đầu tư. Về lý thuyết, nếu bạn muốn kiếm được nhiều tiền hơn, bạn phải tận dụng dùng cả tiền lương và đầu tư. Tuy nhiên, nhiều người thật thà vẫn tồn tại quan điểm sai lầm, họ nghĩ rằng "Chăm chỉ làm việc, phấn đấu thăng chức và tăng lương" là cách duy nhất để họ tăng thu nhập, họ luôn mang tư tưởng kiếm được bao nhiêu thì kiếm, miễn là có thể bảo đảm cuộc sống của mình. Vì vậy đối với việc giao dịch tài chính, cần phải đợi đến khi có tiền mới bàn đến.

Chúng ta phải biết rằng đầu tư tài chính là một thói quen và cũng là một cơ hội đòi hỏi nắm bắt liên tục. Không quan trọng có nhiều tiền hay có ít tiền, nếu người giàu học cách quản lý, giao dịch tiền để càng giàu có hơn, thì những người nghèo cần phải biết quản lý tiền như thế nào để thoát khỏi những khó khăn về kinh tế. Mọi người nên học cách tăng thu nhập và thay đổi mức sống của mình thông qua đầu tư và quản lý tài chính.

8 trở ngại khiến người thật thà không bao giờ kiếm được nhiều tiền dù đã nỗ lực hết mình - Ảnh 1.

2. Cho rằng tiết kiệm tiền chính là đầu tài chính

Khi nói đến đầu tư tài chính, nhiều người thật thà lại hiểu lầm. đầu tư tài chính chính là tiết kiệm tiền. Đối với những người này, đầu tư tài chính bằng cách liên tục cắt giảm chất lượng cuộc sống và chi phí sinh hoạt.

Trên thực tế, quản lý tài chính dựa trên việc vẫn đảm bảo chi phí sinh hoạt bình thường, thông qua đầu tư và quản lý. Quản lý tài sản cũng cần phải tập trung vào lợi ích đầu tư, có nghĩa là tiết kiệm không phải là quản lý tài chính đúng nghĩa mà thay vào đó, nó là một cách hiểu một chiều về quản lý tài chính.

3. Sử dụng "Quy tắc tài chính" một cách khuôn mẫu, bị động

Về vấn đề đầu tư sinh lợi nhuận, rất nhiều người phạm phải một sai lầm, đó là áp dụng một cách mù quáng các quy tắc tài chính được tổng hợp bởi các chuyên gia tài chính mà không phân tích cẩn thận tình hình tài chính hiện tại của họ. Ví dụ, trong tài chính gia đình, nhiều người thật thà áp dụng "quy tắc 4321" và "quy tắc 72" , coi đó là quy tắc vàng.

Đối với vấn đề này, tôi xin nhắc nhở rằng: chỉ khi hiểu và phân tích được rõ tình hình tài chính của mình, mới có thể xây dựng kế hoạch đầu tư phù hợp nhất để từ đó kiếm được nhiều tiền hơn.

8 trở ngại khiến người thật thà không bao giờ kiếm được nhiều tiền dù đã nỗ lực hết mình - Ảnh 2.

4. Sinh ra vốn nhút nhát, không dám nợ nần

Nhiều người cho rằng "Không nợ nần thì cả đời thoải mái"; vì vậy cho dù họ mua một ngôi nhà hay mua một chiếc xe hơi, họ sẽ chọn cách thanh toán đầy đủ một lần. Tuy nhiên, phương thức thanh toán này không làm cho mọi người cảm thấy thoải mái hơn mà còn làm tăng gánh nặng kinh tế và làm giảm đáng kể tính thanh khoản trong quỹ tài chính của gia đình.

Trong thực tế, học cách nợ cũng là một phương pháp quản lý và đầu tư tiền bạc. Trước tiên, bạn nên vay tiền từ ngân hàng trong kênh cắt giảm lãi suất. Bạn có thể tăng thu nhập thông qua việc đầu tư số tiền đó vào việc mở cửa hàng, buôn bán đồ gia dụng, thực phẩm...

Thứ hai, nếu bạn muốn mua một căn nhà hoặc một chiếc xe hơi mà không phải nợ nần, bạn sẽ phải tiết kiệm tiền trong một khoảng thời gian dài, điều này sẽ dẫn đến việc giảm số tiền có sẵn để đầu tư và mất cơ hội thu lợi nhuận. Thay vào đó, bạn hãy mua dưới hình thức trả góp, số tiền hiện có sẽ đầu tư vào các khoản khác.

5. "Mù" về đầu tư tài chính, dễ bị lừa

Đặc điểm dễ nhận thấy của người thật thà, đó chính là "mù" trong việc đầu tư tài chính, thích làm những gì "ngắn gọn, bằng phẳng và nhanh chóng", chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt mà quên mất rủi ro.

Không ít người đã nghe theo sự hướng dẫn của các nhà đầu tư và mù quáng đầu tư theo xu hướng, đến lúc mất tiền rồi lại không biết than phiền với ai. Hoặc bị dụ dỗ bởi những lời ngọt ngào của người bán hàng, rằng: đầu tư vào sản phẩm đó, rủi ro thấp, lợi nhuận cao; đến khi mua rồi mới phát hiện giá trị sản phẩm không đúng với số tiền bỏ ra đầu tư.

"Mù" trong đầu tư tài chính có thể dễ dàng dẫn đến rủi ro. Bởi vậy, trước khi đầu tư phải tìm hiểu dự án tài chính đó trước.

8 trở ngại khiến người thật thà không bao giờ kiếm được nhiều tiền dù đã nỗ lực hết mình - Ảnh 3.

6. Chấp nhận nghèo và không muốn mạo hiểm

Nhiều người nghĩ rằng các ngân hàng là nơi an toàn nhất và đáng tin cậy nhất để gửi tiền. Ngoài các ngân hàng, họ có thể thêm vào nợ quốc gia và không tin tưởng các phương pháp đầu tư tài chính khác. Đối với họ, đầu tư có nghĩa là rủi ro, vì vậy họ chấp nhân nghèo và không muốn mạo hiểm. Thực ra, kiểu suy nghĩ này là sai.

Trước hết, dưới ảnh hưởng của lạm phát và sự biến động của USD, các ngân hàng chưa chắc đã là sự lựa chọn tốt nhất. Thứ hai, các phương pháp giao dịch tài chính khác không hẳn là sẽ có rủi ro cao và không an toàn.

7. Thật thà đến mức không dám xin tăng lương

Trong cuộc sống có rất nhiều người thật thà đến mức không chỉ không biết đầu tư tiền, nguồn thu nhập chủ yếu vẫn là dựa vào đồng lương hàng tháng; tệ hơn nữa là ngay cả việc đề cập với sếp về vấn đề tăng lương cũng không biết bắt đầu như thế nào. Nhiều năm sau, tiền lương tăng ít là đương nhiên, nhưng địa vị cũng dậm chân tại chỗ. Kiểu người này không có thu nhập từ đầu tư, và họ cũng không có khả năng kiếm được nhiều tiền.

8 trở ngại khiến người thật thà không bao giờ kiếm được nhiều tiền dù đã nỗ lực hết mình - Ảnh 4.

8. Tôi nghĩ bảo hiểm là vô dụng

Họ nghĩ rằng bảo hiểm là vô dụng và từ chối mua, hoặc họ nghĩ rằng nó rất hữu ích, và mua đi mua lại một cách mù quáng một loại bảo hiểm hoặc bảo hiểm nào đó không thích hợp cho tình hình của họ. Quan niệm và hành động như vậy là không đúng.

Là khoản đầu tư dài hạn "tích tiểu thành đại", bảo hiểm có thể giảm bớt gánh nặng kinh tế vào thời điểm quan trọng nào đó. Mua bảo hiểm là cần thiết, nhưng bạn cũng cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của bản thân và gia đình để chọn số lượng và loại bảo hiểm phù hợp nhất.

Quản lý và đầu tư tài chính là một hoạt động không ngừng biến đổi theo tình hình thực tế. Thật thà là một đức tính, nhưng quá thật thà trong giao dịch tài chính sẽ khiến bạn bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền. Vì vậy, chúng ta cần phải duy trì một "bộ não sáng suốt" và không được quá thật thà trong lĩnh vực đầu tư.

Theo Thu Hoài

Trí thức trẻ

Trở lên trên