8 việc cần làm để bảo vệ người có yếu tố nguy cơ bệnh tình trở nặng nếu lây nhiễm COVID-19
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang lan rộng, TS. BS Đào Thị Yến Phi (Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng Đại học Y dược Phạm Ngọc Thạch (TP HCM)) đã có những khuyến cáo hữu ích giúp giảm bớt nguy cơ lây ...
- 22-03-2020Bất lực trước tình cảnh thiếu thốn trăm bề trong trận chiến với “giặc” Covid-19, các bác sĩ Hoa Kỳ lên tiếng cầu cứu: “Mọi người hãy vì chúng tôi”
- 22-03-2020Giữa đại dịch Covid-19, Ronaldo truyền đi thông điệp ý nghĩa nhận về hàng triệu lượt thả tim: Vì cả thế giới, các bạn hãy ở nhà
- 22-03-2020Người dân Hà Nội hưởng ứng "ở nhà để chung tay cùng Tổ quốc": Ai cũng có khó khăn riêng nhưng sức khỏe gia đình và cộng đồng quan trọng nhất!
Cuộc đua chống lại những vật thể bé nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường - COVID-19 tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn căng thẳng nhất.
Chiều qua (20/3), Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch đã gia tăng cảnh báo: tăng cường bảo vệ người có yếu tố nguy cơ. Đây là nhóm đối tượng quan trọng mà mục tiêu bảo vệ là KHÔNG ĐƯỢC ĐỂ MẮC BỆNH BẰNG MỌI GIÁ.
Rất nhiều gia đình Việt Nam vẫn sống chung nhiều thế hệ: cha mẹ, ông bà, chú bác, dì thím… sống cùng với con với cháu. Vì vậy, trách nhiệm bảo vệ những người này đầu tiên phải từ gia đình. Những người trẻ và khoẻ mạnh trong gia đình cần biết rõ về mọi điều cần làm để bảo vệ người có yếu tố nguy cơ.
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang lan rộng, TS. BS Đào Thị Yến Phi (Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng Đại học Y dược Phạm Ngọc Thạch (TP HCM)) đã có những khuyến cáo hữu ích giúp giảm bớt nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý đường hô hấp, bảo vệ người có yếu tố nguy cơ cao. Thông tin được đăng tải trên trang Lá chắn Virus Corona .
Ai thuộc nhóm người có yếu tố nguy cơ?
- Người cao tuổi, trên 60 tuổi (quy định là >70, nhưng lấy thấp hơn cho an toàn).
- Người có bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, bệnh phổi mạn tính, COPD, rối loạn thần kinh chức năng, suy hay cường giáp, hen suyễn mạn, chàm thể tạng…
- Người đang điều trị bệnh lý ung thư, lupus đỏ…
- Người không thể tự chăm sóc mình: rối loạn tâm thần, trầm cảm, tự kỷ…
Những việc cần làm để bảo vệ người có yếu tố nguy cơ là gì?
1. Bố trí chỗ ở cho người có nguy cơ cao:
Cụ thể, cần tránh xa đường đi thẳng từ cổng vào nhà. Nếu có sân sau, nên bố trí phòng có cửa sổ mở ra sân sau. Nếu nhà nhiều tầng, nên sắp xếp phòng ở trên tầng cao, có nhà vệ sinh riêng trong phòng, cửa sổ hoặc lan can có nắng có gió. Dọn dẹp tất cả đồ đạc không cần thiết ra khỏi phòng, các vật dụng trong phòng nên có mặt phẳng trơn láng, dễ vệ sinh và tẩy trùng.
2. Dọn vệ sinh và tẩy trùng phòng ở, dụng cụ cá nhân… hàng ngày.
Lưu ý tẩy trùng tất cả các vị trí tay người có thể chạm vào như nút tắt mở đèn, tay nắm cửa… bằng cồn 70 độ.
3. Trang bị đầy đủ vật dụng vệ sinh cá nhân cần thiết:
Khu vực vệ sinh cá nhân cần được bố trí với đầy đủ xà bông, nước sạch, nước muối loãng để súc miệng… và hướng dẫn người có nguy cơ cách thực hiện. Cố gắng "thị phạm" người có nguy cơ thực hành rửa tay, súc miệng… để đảm bảo các động tác vệ sinh đúng và hiệu quả.
4. Người có yếu tố nguy cơ nên hạn chế tiếp xúc:
Cụ thể, người có yếu tố nguy cơ ở trong phòng, không tiếp xúc với người ngoài, và hạn chế tiếp xúc cả với người thân nếu trong nhà có người phải đi ra ngoài, nếu cần tiếp xúc gần nên mang khẩu trang.
Lưu ý tránh tất cả nguy cơ lây nhiễm âm thầm (ví dụ mẹ ra ngoài về tiếp xúc với con, nếu bà tiếp xúc với cháu cũng là có một nguy cơ tiếp xúc).
5. Bố trí khu vực vệ sinh:
Đối với nhóm có yếu tố nguy cơ, người nhà nên bố trí khu vực vệ sinh tại cửa vào hoặc ở phòng vệ sinh gần cổng vào nhất, sao cho người phải đi ra ngoài về có thể rửa tay, thay quần áo, bỏ khẩu trang… trước khi tiếp xúc với người thân trong nhà.
6. Chuẩn bị đầy đủ thuốc điều trị:
Chuẩn bị thuốc uống để điều trị bệnh nền đầy đủ, gọi điện thoại cho bác sĩ trước khi đến khám định kỳ để đến nơi là vào khám ngay, tuân thủ đầy đủ mọi quy tắc an toàn của cơ quan y tế.
Lưu ý việc lây nhiễm trên đường đi: hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
7. Tăng cường sức khoẻ:
Biện pháp tăng cường sức khỏe quan trọng nhất là uống đủ nước, thức ăn tuỳ ý, nhưng phải cân đối hợp lý, nhiều rau xanh trái cây, giảm các thức ăn khô, muối mặn, đồ hộp… Tập thể dục và tập thở hàng ngày.
8. Chú trọng các phương tiện giải trí và liên lạc: điện thoại, tivi, sách vở…
Điều duy nhất cần làm trong chống dịch chính là ngăn chặn sự lây lan. Cùng thực hiện bảo vệ mình, nhất là chú trọng bảo vệ những người có yếu tố nguy cơ không chỉ là thể hiện tình yêu thương mà còn là trách nhiệm của chúng ta với người thân của mình, các bạn nhé. Nếu phòng bệnh thành công, sẽ không cần phải điều trị bệnh!
Nguồn: Lá chắn Virus Corona
Trí thức trẻ