MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

86% tiền giấy đang lưu hành của Ấn Độ giờ chỉ là một tờ giấy lộn

01-12-2016 - 09:07 AM | Tài chính quốc tế

Hàng chục ngàn người dân Ấn Độ trên khắp cả nước đang lao xuống đường để biểu tình một chính sách kinh tế mà nhiều khả năng là bạn chưa bao giờ được nghe thấy trước đây: phế bỏ tiền tệ.

3 tuần trước, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đã khiến cả đất nước ông bất ngờ bằng một tuyên bố hủy bỏ lưu hành tờ tiền 500 và 1000 rúp – trị giá tương ứng khoảng 7 và 15 USD – trong một nỗ lực đối phó với nạn tham nhũng và khủng bố.

Ông cho rằng việc buộc người dân mang những tờ tiền có mệnh giá lớn nhất đi đổi lấy những tờ giấy bạc mới sẽ tạo điều kiện cho chính phủ loại bỏ “tiền đen” (khoản tiền có được do tham nhũng hoặc không được kê khai thuế rõ ràng) ra khỏi hệ thống tiền tệ quốc gia. Ông cũng nhận định rằng quy định mới này sẽ đánh vào các tổ chức cung cấp nguồn tài chính cho các cuộc khủng bố trong nước.

Quyết định đột ngột của Modi có nghĩa là 86% tiền giấy đang lưu hành tại Ấn Độ chỉ là một tờ giấy lộn. Điều này đồng nghĩa với việc, ngay lập tức tất cả các giao dịch đều sẽ không chấp nhận hai loại tiền 500 và 1000 rúp. Trong khi đó, nền kinh tế Ấn Độ hoạt động dựa trên tiền mặt. Khoảng 90-98% khối lượng tất cả các giao dịch ở Ấn Độ thực hiện bằng tiền mặt.

Sáng kiến hủy bỏ ban hành tiền tệ của ông Modi hoạt động như thế nào?

Vào ngày 8/11, Thủ tướng Modi đột ngột tuyên bố hủy bỏ lưu hành hai tờ tiền có mệnh giá lớn nhất và phổ biến nhất là 500 và 1000 rúp. Điều đó có nghĩa là nếu bạn đem 2 tờ tiền đó đi mua đồ ăn, người bán hàng sẽ không chấp nhận đồng tiền của bạn một cách hợp pháp.

Người dân Ấn Độ có thời hạn từ giờ đến cuối năm để đến các ngân hàng đổi tiền.

Nếu ai đó muốn đổi nhiều hơn 250.000 rúp (gần 3.650 USD) – họ sẽ được cơ quan tư pháp yêu cầu giải trình lý do sở hữu nhiều tiền như vậy và chứng minh khoản tiền đó đã được đóng thuế. Nếu không, họ sẽ phải đóng một khoản thế 200% tổng giá trị khoản tiền.

Tại sao điều này lại xảy ra?

Lý do cơ bản khiến cho Modi đưa ra quy định mới này là để buộc những người nắm giữ tiền mặt bất hợp pháp gửi tiền vào tài khoản ngân hàng và trả thuế cho khoản tiền đó.

Gần đây, chính phủ Ấn Độ đưa ra một bộ số liệu cho thấy rằng, trong năm 2013, chỉ có gần 1% người Ấn Độ nộp thuế. Như Kaushil Basu – cựu trưởng nhóm cố vấn kinh tế cho chính phủ Ấn Độ gần đây trả lời trên New York Times rằng, từ ngữ miêu tả chính xác nhất Ấn Độ đó là “nền kinh tế ngầm”.

Chính sách của ông Modi đang gây ra khủng hoảng ở Ấn Độ

Không có gì là bất ngờ khi sáng kiến phế bỏ tiền tệ của ông Modi gây nên sự lộn xộn khắp Ấn Độ. Người dân cần tiền để giao dịch nhưng nguồn cung hiện tại không đủ đáp ứng cầu. Tình cảnh người dân xếp hàng dài trước cửa các cây ATM diễn ra rộng khắp. Đối với những người sử dụng tiền lương mỗi ngày để sống, sáng kiến này khiến họ không có khả năng mua thức ăn.

Thiếu hụt nguồn cung tiền mặt tạm thời không những ảnh hưởng những hoạt động hiện tại mà còn ở tương lai. Những người nông dân không có tiền để mua hạt giống cho mùa vụ tiếp theo. Thị trường bất động sản bị ngưng trệ vì không có tiền đầu tư. Thậm chí, cuộc sống văn hóa bị thay đổi, đặc biệt là đám cưới – vốn tiêu tốn khá nhiều tiền để trang trải chi phí.

“Rất nhiều đám cưới bị hoãn lại, hầu hết họ đều phải vay tiền từ những người thân, bạn bè để làm đám cưới trước cho kịp ngày”, Niranjan Sahoo – nhà nghiên cứu chính sách cấp cao tại Observer Research Foundation ở New Delhi cho biết.

Chương trình nghị sự xóa bỏ “tiền đen” của ông Modi có ý nghĩa trên lý thuyết nhưng lại không hoạt động hiệu quả ở thực tế. Nó khiến cho mọi công dân Ấn Độ rơi vào cảnh khó khăn và bản thân quốc gia này cũng sẽ phải trả một mức giá nặng. Nhiều nhà kinh tế dự đoán tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đang bùng nổ Ấn Độ sẽ bị chậm đi trong quý IV/2016.

Anh Sa

The Vox

Trở lên trên