9 tháng 2023: Ngành xuất khẩu trọng điểm của láng giềng giảm gần 20%, Việt Nam kiếm 30 tỷ USD
Nước láng giềng xuất khẩu được 8,14 tỷ USD loại hàng hoá này trong 9 tháng 2023.
- 13-10-2023Địa phương đầu tiên ghi nhận kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 30 tỷ USD
- 10-10-202318 sản phẩm xuất khẩu có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại
- 09-10-2023Các đơn hàng xuất khẩu công nghệ thông tin Việt Nam sụt giảm do đâu?
Tờ Khmer Times dẫn báo cáo của Bộ Thương mại Campuchia, láng giềng của Việt Nam xuất khẩu 8,14 tỷ USD hàng may mặc, giày dép và sản phẩm du lịch sang thị trường quốc tế trong 9 tháng đầu năm 2023, giảm 17,8% so với năm ngoái.
Hàng may mặc chiếm 5,93 tỷ USD trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 9, đánh dấu mức giảm 17,3% so với một năm trước đó, số liệu được nêu ra trong một báo cáo.
Báo cáo cho biết giày dép đạt 991,7 triệu USD, giảm khoảng 25% so cùng kỳ, trong khi hàng hóa du lịch đạt 1,22 tỷ USD, giảm 13,4% cùng kỳ.
Thứ trưởng kiêm Người phát ngôn của Bộ Thương mại Penn Sovicheat cho biết đối tác nhập khẩu chính bao gồm Liên minh Châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Canada, Anh và Nhật Bản.
Ông nói với Tân Hoa Xã: “Suy thoái kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ở khu vực đồng euro, đã dẫn đến sự sụt giảm trong xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và các sản phẩm du lịch của chúng tôi”.
Ngành may mặc, giày dép và hàng du lịch là ngành mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn nhất cho quốc gia Đông Nam Á này. Theo Bộ Lao động và Dạy nghề, lĩnh vực này bao gồm khoảng 1.300 nhà máy và chi nhánh, sử dụng khoảng 840.000 lao động nữ.
Xuất khẩu may mặc Việt Nam sẽ khả quan vào cuối 2023
Trong nước, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, đến hết tháng 9 năm 2023, xuất khẩu dệt may đạt trên 30 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2022.
Về thị trường xuất khẩu, trong 9 tháng năm 2023 sản phẩm dệt may của Việt Nam được xuất khẩu tới 71 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất, chiếm trên 40% thị phần của ngành dệt may Việt Nam, tiếp đến là Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Nhìn chung, những thị trường trên đều ghi nhận kim ngạch giảm sâu do nhu cầu sụt giảm. Khối thị trường các nước có Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) như Nhật Bản, Canada, Úc, New Zealand trở thành điểm sáng khi ghi nhận có sự tăng trưởng. Trong khó khăn, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã mở thêm được những thị trường mới tại châu Phi và Trung Đông. Từ đó góp phần giúp kim ngạch của ngành không bị giảm sâu trong bối cảnh sức cầu thị trường giảm mạnh.
Đến hết tháng 9 năm 2023, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt trên 30 tỷ USD. Ảnh minh hoạ.
Theo đánh giá của FIDT, xuất khẩu Việt Nam những tháng cuối năm xuất nhập khẩu sẽ phục hồi khá tốt nhưng sẽ không quá bứt phá do nhu cầu thế giới vẫn còn yếu.
Thị trường chính của ngành may Việt Nam là thị trường Mỹ với tỷ trọng trong cơ cấu xuất khẩu hàng may mặc hàng năm khoảng 60%. Vậy nên những biến động của thị trường này sẽ tác động lớn đến tình hình xuất khẩu dệt may nước ta.
Kết quả kinh doanh mảng may không khả quan nửa đầu năm nhưng đã bắt đầu nhận tín hiệu phục hồi trong quý 3/2023. Với triển vọng ngành dệt may cuối năm 2023, đơn hàng của các doanh nghiệp sẽ khả quan hơn nửa đầu năm 2023.
Trước hết, chu kỳ cắt giảm hàng tồn kho của Mỹ sắp kết thúc và xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng khá mạnh trong những tháng vừa qua của quý 3.
Theo FIDT, tăng trưởng lượng hàng tồn kho các nhà bán lẻ Mỹ (so với cùng kỳ năm 2022) đã thu hẹp trong những tháng gần đây, từ mức đỉnh 28,1% của tháng 11/2022 đã thu hẹp còn 2,7% của tháng 7/2023.
“Chúng tôi dự báo chu kỳ cắt giảm hàng tồn kho của các công ty như Walmart, Target, Nike… đang gần kết thúc và đơn hàng sẽ đến với các doanh nghiệp may mặc gia công Việt Nam nhiều hơn trong những tháng tới”, FIDT nêu.
Bên cạnh đó, chi tiêu người tiêu dùng dần hồi phục trong nửa cuối 2023 và các nhãn hàng bắt đầu chuẩn bị cho vụ xuân hè 2024 từ quý 4/2023.
Nhịp sông thị trường