9 tháng, thi hành án hơn 73.000 tỷ đồng
Từ đầu năm đến nay, toàn Hệ thống thi hành án dân sự (THADS) đã thi hành xong 403.769 việc; về tiền, đã thi hành xong hơn 73.015 tỷ đồng.
- 10-07-2024Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận nhiệm vụ mới
- 10-07-2024Đồng ý khởi tố, bắt tạm giam, tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với ông Lê Thanh Vân
- 10-07-2024Kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm liên quan Tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An
Thi hành xong 403.769 việc và hơn 73.000 tỷ đồng
Ngày 10/7, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2024 bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 63 điểm cầu tại tỉnh, thành phố.
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long chủ trì hội nghị; tham dự có Thứ trưởng: Nguyễn Khánh Ngọc, Đặng Hoàng Oanh, Trần Tiến Dũng và đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, cơ quan của Quốc hội, địa phương.
Tại hội nghị, Bộ Tư pháp thông tin, trong 9 tháng đầu năm 2024 (thời gian tính theo tháng kế tiếp tháng tổng kết của năm liền trước) toàn Hệ thống thi hành án dân sự (THADS) đã thi hành xong 403.769 việc, tăng 21.711 việc (tăng 5,68% so với cùng kỳ năm 2023).
Về tiền, đã thi hành xong hơn 73.015 tỷ đồng, tăng hơn 2.736 tỷ đồng (tăng 3,89% so với cùng kỳ năm 2023), đạt tỉ lệ 27,60%.
Kết quả theo dõi thi hành án hành chính (THAHC) năm cũng đạt kết quả tích cực. Các cơ quan thi hành án thực hiện theo dõi 1.387 việc, trong đó số cũ chuyển sang là 776 việc, số tiếp nhận mới là 611 việc; đã thi hành xong 400 việc (tăng 184 bản án so với cùng kỳ năm 2023); đang tiếp tục thi hành 979 bản án còn lại.
Khó khăn trong thi hành án tham nhũng kinh tế và án tín dụng ngân hàng
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Quang Thái , Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự cho hay, thời gian qua, công tác kiểm tra, tự kiểm tra trong hệ thống THADS được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ thống; nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Tổng cục.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này, ông Thái đề xuất một số giải pháp như: Tiếp tục chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành liên quan; tập trung mọi nguồn lực, rà soát, đánh giá, xây dựng kế hoạch để tổ chức thi hành dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành án, đặc biệt là các vụ việc có giá trị lớn, các vụ việc thu hồi tiền, tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, nhất là các vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo...
Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, việc thi hành án khó nhiều khó khăn nhất là ở các án tham nhũng kinh tế và án tín dụng ngân hàng.
Cụ thể, đối với các vụ án tham nhũng kinh tế, khi thi hành án vẫn thực hiện theo thủ tục chung, chưa có quy định riêng, trong khi thực tế làm việc mới thấy nếu chỉ với thủ tục chung thì rất là ách tắc. Nhiều trường hợp vào cuộc thi hành án mới thấy rất khó khăn bởi vấn đề sở hữu nhiều tài sản không chính chủ, tính pháp lý của tài sản không rõ ràng, thủ đoạn tinh vi, nhiều cách thức, khi xử lý pháp luật đan xen nhau. Điển hình các vụ việc phức tạp như Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát.
Trích dẫn vụ án Tân Hoàng Minh, ông Thái cho hay hơn 6.600 bị hại, phía thi hành án liên tục ra các quyết định liên quan thi hành án nhưng chỉ cần chậm là bị phản ánh. Trong khi cán bộ "có hạn" phải làm ngày, đêm phục vụ hàng nghìn người.
Trong công tác thi hành án, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Lê Thành Long đề nghị toàn hệ thống Thi hành án dân sự tiếp tục cố gắng hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra; chủ động trong xử lý công việc; tăng cường quan hệ phối hợp giữa các cấp uỷ đảng với các bộ, ngành, địa phương khi giải quyết vụ việc cụ thể, phức tạp; nghiên cứu giải pháp, báo cáo lãnh đạo Bộ để xử lý dứt điểm các vụ việc còn tồn đọng.
Tiền phong