9 thủ thuật tâm lý Starbucks áp dụng để thao túng khách hàng
Khá hiển nhiên, chỉ là ta chưa đủ tỉnh táo để nhận ra.
- 25-04-2019Sức mạnh của Luckin Coffee- kẻ có tham vọng lật đổ Starbucks tại Trung Quốc: Biến một nhà đầu tư thành tỷ phú USD trong chưa đầy 2 năm
- 02-04-2019Ông Đặng Lê Nguyên Vũ "chê" Starbucks bán thứ nước có mùi cà phê pha đường, nhưng vị chuyên gia F&B này phản biện: Starbucks không bán cà phê, họ bán văn hoá cà phê!
- 20-02-2019Jardine Matheson - Gã khổng lồ của Hongkong với hơn 4 tỷ USD đầu tư vào mọi "ngõ ngách" tại Việt Nam từ Vinamilk, Thaco đến Starbucks hay Pizza Hut
Từ một tiệm cà phê đến đế chế toàn cầu, chắc chắn không có "magic" nào dành cho Starbucks, tất cả đều là logic!
1. Starbucks sử dụng nội thất để khống chế số lượng khách hàng
Fan trung thành của Starbucks nhận ra rằng, đôi khi họ muốn đuổi khéo khách hàng bằng... nội thất.
Như thế nào? Bí mật nằm ở vị trí của các chi nhánh Starbucks, nếu là điểm đẹp, gần các giao lộ và có nhiều người qua lại - bàn ghế ở đó ngồi không hề thoải mái chút nào, thậm chí là ghế cứng và không có tựa lưng.
Và chỉ sau khoảng 30 phút, hầu hết lượt khách cũ sẽ rời đi và lại có chỗ trống cho người đến sau. Ngoài ra, Starbucks làm quầy pha chế khá thấp để khách hàng có thể trông thấy nhân viên - họ tin rằng, khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm và gần gũi hơn nếu được kết nối với người phục vụ mình.
2. FOMO - mẹo tâm lý cũ nhưng vẫn hiệu quả trong thời hiện đại
Trong tâm lý học, có một thuật ngữ gọi là FOMO (Fear of Missing Out) - nỗi sợ bị bỏ lỡ, ám chỉ đối tượng khách hàng tiềm năng sợ bỏ lỡ cơ hội mua hàng giảm giá hoặc món đồ mới lạ, hay ho.
Phương tiện truyền thông và đặc biệt là quảng cáo truyền hình đã gieo rắc và khiến nỗi sợ này phát triển hơn bao giờ hết. Với Starbucks, đơn giản là đồ uống phiên bản giới hạn.
"Ai cũng được uống Frappuccino bản giới hạn, còn tôi thì không..."
Starbucks khiến bạn nghĩ rằng, nếu không đi uống ngay mà để sang tuần, sẽ là quá muộn và chẳng còn cơ hội để thử nữa.
3. Hiển thị giá cả trong menu theo cách đặc biệt: Kết thúc bằng số 0 hoặc 5
Trong các nhà hàng Starbucks, giá kết thúc bằng 5 hoặc 0.
Điều này là do những con số này dễ dàng che giấu sự thay đổi về giá. Theo thống kê, khách hàng không nhận thấy giá tăng nếu giá đó không làm tròn. Bộ não của chúng ta làm tròn số tự động để che giấu những điểm không hoàn hảo.
4. Bài trí ánh sáng để dụ khách hàng vào chi tiền, dù họ chẳng lên kế hoạch trước
Nghe có vẻ khó tin nhưng Starbucks sử dụng ánh sáng để khiến khách hàng móc ví.
Khi bạn vào một quán Starbucks, hầu như chỉ có quầy thanh toán với các kệ sản phẩm là có nhiều ánh sáng nhất. Sự sáng sủa khiến ta đưa ra đánh giá tích cực hơn, do đó dễ bốc đồng hơn và chi nhiều tiền hơn.
Điều này giống như 1 mũi tên trúng 2 đích: Dẫn khách hàng đi theo hướng cần thiết và thu hút sự chú ý vào những sản phẩm mà Starbucks muốn bán nhất.
5. "Đào tạo" khách hàng mua phiên bản nhẹ hơn nhưng đắt hơn của cà phê rang xay đắng ngắt
Theo các chuyên gia về cà phê, các loại cà phê rang xay tại Starbucks như Espresso chỉ dành cho những khách hàng nghiện caffein, thích hương vị mạnh. Và như vậy, phần còn lại phải mua frappuccino hoặc latte.
Rõ ràng, chúng đắt hơn nhưng hầu hết khách hàng lại được "đào tạo" để mua phiên bản nhẹ hơn nhưng đắt hơn của cà phê đắng.
6. Bố trí quầy tính tiền sao cho khách hàng chẳng muốn rời đi
Mẹo này được Starbucks mượn của các hệ thống bán lẻ quần áo.
Quầy tính tiền sẽ được bố trí ở giữa hoặc góc xa của tiệm, điều này khiến khách hàng bắt buộc phải đi qua những dãy sofa thoải mái hoặc vị trí đẹp để sống ảo - vô tình khiến họ muốn ngồi xuống.
Và một khi đã có chỗ ngồi thoải mái, người ta sẽ sẵn sàng chi tiền để gọi thêm đồ.
7. Starbucks làm khách hàng nảy sinh cảm giác "hơn người" khi sử dụng sản phẩm của họ
Tâm lý chung của mọi người về Starbucks, rõ ràng đây là thương hiệu cao cấp.
Từ giá cả, có thể thấy ngay Starbucks nhắm vào nhóm người với thu nhập trung bình, họ thừa sức chi trả cho những mặt hàng bình thường (bánh kẹo, cà phê, trà sữa...).
Trên thực tế, trong martketing còn có hẳn thuật ngữ "hiệu ứng Starbucks", ám chỉ những công ty tạo dựng hình ảnh cao cấp để bán những món đồ bình thường với giá cao hơn bình thường.
Và không cần bàn đến chất lượng cà phê, vô số người kéo đến Starbucks chỉ vì "loại đồ uống này không phải ai cũng được sử dụng."
Thêm 1 sự thật thú vị: Cà phê Starbucks ở Nga là đắt nhất, một cốc latte cỡ lớn bán ra tại các thành phố ở Nga đắt gấp đôi ở Ba Lan.
8. Khi sức mạnh của thương hiệu ảnh hưởng đến lối suy nghĩ cơ bản của hầu hết con người
Để duy trì hình ảnh trong tâm trí khách hàng, rõ ràng Starbucks phải chi rất nhiều cho quảng cáo.
Chỉ trong năm 2018, họ đã dành ra tới 260 triệu USD ngân sách quảng cáo. Hầu hết trong số này được chi để duy trì lòng trung thành của khách hàng - Starbucks giờ đã trở thành từ đồng nghĩa tương tự với cà phê và ngược lại.
Chỉ cần nghĩ về câu chuyện hớ hênh gần đây trong Game of Thrones mùa cuối là rõ.
9. Thu hút khách hàng bằng quảng cáo nhấn mạnh vào sự tươi ngon hấp dẫn của món ăn, ví dụ như bánh nướng mới ra lò
Nhiều người dùng reddit từng làm việc tại Starbucks đã bóc mẽ thương hiệu này, rằng hầu hết bánh ngọt của họ là đồ đông lạnh, chứ không phải được nướng mỗi ngày.
Chúng không hề ngon và "fresh" như quảng cáo, và bị bán đắt một cách vô lý. Nếu muốn ăn bánh nướng xịn và đáng tiền, Starbucks chưa phải là địa chỉ tốt nhất đâu.
Bonus: Bạn có muốn biết cách tiết kiệm tiền khi đến Starbucks không? (không phải đến ngắm không mua gì nhé)
Những nhân viên từng làm việc tại Starbucks đã tìm thấy nhau trên reddit, và họ đều phải gật đầu rằng: Cốc cappuccino trung bình (grande) và lớn (venti) có chứa cùng một lượng espresso (cà phê ép đặc). Cốc lớn chỉ đơn giản có nhiều sữa và nước đường hơn, còn lượng caffein vẫn vậy.
Vì thế, nếu tiết kiệm nhất khi uống cà phê tại Starbucks, hãy gọi cỡ nhỏ hơn vì hiệu quả tỉnh táo là như nhau.
(Tổng hợp)