90% người ở nơi làm việc vì lơ là một kĩ năng nhỏ mà dẫn tới "khủng hoảng 35 tuổi"
Biết viết không đồng nghĩa với việc bạn có thể viết tốt. Một đứa trẻ biết viết chưa chắc có thể viết ra được một bài văn hay; một người trưởng thành biết viết chưa chắc có thể viết ra bài báo cáo hoàn hảo.
- 12-08-2020Sự thật phũ phàng nơi công sở khiến ai ai cũng tỉnh ngộ: Giỏi chuyên môn không quyết định lương cao, quan trọng nhất là thái độ này
- 12-08-20204 đặc điểm người EQ cao thường sở hữu, trong công việc có thể chưa xuất sắc nhưng chiếm trọn cảm tình của sếp lẫn đồng nghiệp
- 09-08-20203 đặc điểm "bất ly thân" của những người thành công, sở hữu đầy đủ, tương lai tươi sáng đang chờ bạn
Làm việc ở môi trường công sở, ai cũng tự nhắc nhở mình phải luôn trau dồi kĩ năng, nhưng có một kĩ năng nhỏ lại luôn bị mọi người "phớt lờ", đó là kĩ năng viết.
Nói đến kĩ năng viết, nhiều người đều nghĩ nó quá dễ, nên không cần rèn luyện. Giống như một cô, cậu học trò cấp ba, chỉ cần từng là người học qua bảng chữ cái đều có thể biết viết.
Không phải!
Vì quá nhiều người đánh giá thấp vai trò của điều này, nên họ phải rơi vào môi trường đấu tranh "thiên biến vạn hóa" nơi công sở.
Vậy vai trò kĩ năng viết ở nơi làm việc là gì?
Đối với những người làm việc đã lâu, nó có thể cải thiện trình độ viết quảng cáo, email, báo cáo hàng tuần.
Đối với những bạn trẻ mới bước vào xã hội, đó là một kĩ năng tuyệt vời để "cứu cánh" cho CV của họ trong các cuộc phỏng vấn, cơ hội được nhận vào làm việc cũng cao hơn.
Bạn viết báo cáo hay, mọi người đều có thể vừa nghe đã hiểu, lãnh đạo hài lòng!
Nhưng tất cả những tác dụng đó chưa phải là tất cả. Viết tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cá nhân bạn. Nói chính xác hơn, khi bạn giỏi hơn người khác trong việc viết báo cáo, quảng cáo... điều đó đồng nghĩa với việc bạn dẫn trước họ một kỹ năng.
Như vậy, độ tin cậy và được trọng dụng trong công việc của bạn cũng cao hơn. Nếu có thể, nó còn có thể thúc đẩy sự cạnh tranh nơi làm việc, tạo ra làn sóng "cùng tiến bộ" với đối thủ.
Trước đây, khi tôi học cấp ba, lớp tôi có rất nhiều bạn học giỏi văn, thế nên cô giáo chỉ nhớ rõ những bạn thường giờ tay phát biểu nhất.
Đến gần ngày lễ 20/11, giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ cho lớp bảo cả lớp không cần tặng tiền bạc hay vật dụng đắt tiền, nhưng nhất định phải tự tay làm một món quà nhỏ ý nghĩa và một tấm thiệp gửi lời chúc đến mỗi thầy cô.
Lúc đó, cả lớp tôi đề cử bạn T., một bạn rất ít nói trong lớp viết thiệp. Bởi vì tính bạn ấy hướng nội, rất sợ giao tiếp với đông người, nên chúng tôi định sẽ làm thiệp trước, rồi giao cho bạn ấy viết. Hơn nữa, khả năng viết văn của bạn ấy cũng rất tốt.
Nhưng thật không ngờ, đến ngày gửi thiệp mừng cho các thầy cô, bạn ấy lại gây cho chúng tôi và cả các thầy cô một bức ngờ lớn.
Mỗi bức thiệp gửi cho các thầy cô đều là những bài thơ, không phải những câu văn chúc bình thường, mà là những câu chữ mô tả về đặc điểm, tính cách và lời dạy của từng thầy cô.
Mỗi môn học khác nhau, bạn ấy đều ghi những đặc điểm khác nhau.
Các thầy cô đều rất cảm động, cũng từ đó, mọi người đều nhớ tên cô bạn ấy.
Dù bạn đang ở độ tuổi nào đi nữa, hoàn thiện cách "viết" nhất định sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc học, việc làm của bạn.
Khi bạn thấy bạn chỉ là một người bình thường, không nổi bật, đó là vì bạn luôn giới hạn tầm nhìn của mình ở một nơi cố định. Nếu bạn bắt đầu thể hiện bản thân của mình bằng cách tóm tắt công việc, rút ra kinh nghiệm bản thân, học viết sách, đi xa hơn... Bạn sẽ truyền cảm hứng cho bản thân và rất nhiều người.
Nhắc đến đây, nhiều người thường trách tôi, nói thì dễ, bởi vì "Không phải ai cũng có tài năng viết lách như bạn".
Quan điểm này chính là thứ giới hạn tài năng của bạn đấy!
Mỗi lĩnh vực khác nhau, sẽ yêu cầu cách viết bài khác nhau, nhưng cấu trúc và cách thể hiện của nó bạn có thể học hỏi.
Đối với viết văn lại khác, bạn đừng nghĩ bản thân sẽ được gì từ bài viết đó, mà hãy nghĩ rằng người đọc sẽ đúc kết ra được kinh nghiệm gì từ nó. Viết văn đòi hỏi cảm nhận và những suy nghĩ, nhận thức nhiều hơn là kĩ năng như viết báo cáo.
Từng có vài bài báo, tôi không phải "viết", mà là đang "nói", nói về cảm xúc và những điều tôi từng trải nghiệm khi đi công tác.
Trau dồi kĩ năng viết thực chất là trau dồi nội dung bên trong nó. Những quy chuẩn như cách lề bao nhiêu, màu sắc gì thích hợp, căn đoạn thế nào... đều chỉ là thứ yếu được quy định sẵn.
Thế nên, hãy xem trọng những kĩ năng nhỏ bé, bình thường; cũng như trau dồi sâu sắc "nội dung" mà bạn muốn thể hiện trong công việc của chính mình!
Báo Dân sinh