"Ác mộng" thuê nhà ở Luân Đôn: Đặt cọc gấp đôi mới có nhà, muốn thuê giá ‘mềm’ phải chấp nhận ở chung
Nhà thuê tại Luân Đôn. Ảnh: Chibikiu
Theo trang web CNN Business, việc thuê nhà ở Luân Đôn thực sự là một trận chiến “giành giật” điên cuồng kể từ khi sinh viên và người lao động quay lại thành phố này sau đại dịch.
- 19-11-2022Cuộc đời thăng trầm của “nữ siêu lừa” làm rúng động thế giới: Từ hiện tượng của thung lũng Silicon đến án 11 năm tù, tài sản từ 4,5 tỷ USD rơi xuống 0 chỉ sau 1 đêm
- 18-11-2022Sắp tuyên án 'nữ siêu lừa' Elizabeth Holmes: Đối mặt án tù 20 năm để làm gương cho giới khởi nghiệp, ngăn nạn lừa đảo rót vốn vào những công ty 'rỗng tuếch'
- 08-11-2022‘Tỷ phú’ rởm bị kết án 11 năm tù vì tội lừa đảo, rửa tiền
- 19-08-2022Tỷ phú giàu bậc nhất Trung Quốc lĩnh án 13 năm tù
Cô gái 22 tuổi Rebeca Blázquez, người Tây Ban Nha sẽ tới Luân Đôn học thạc sĩ. Cô chia sẻ mình đã dành một tháng tìm kiếm trên mạng để thuê một căn phòng tại Luân Đôn với giá khoảng 900 bảng Anh (hơn 24 triệu đồng/tháng). Dù đã gửi gần 100 tin nhắn tới các chủ nhà cho thuê và các đơn vị môi giới nhưng cô chỉ được 30 tài khoản hồi đáp.
Nhu cầu thuê nhà tăng cao, số nhà trống lại giảm. Theo dữ liệu từ Rightmove, cổng thông tin bất động sản trực tuyến, số lượng nhà cho thuê có sẵn ở Luân Đôn đã giảm gần một phần tư từ tháng 7 đến tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái. Giá thì tăng vọt lên mức cao nhất từ trước tới nay.
Dữ liệu từ SpareRoom, trang web tìm kiếm bạn cùng phòng lớn nhất cả nước cũng cho biết, giá thuê trung bình hàng tháng cho một phòng trong nhà chung hoặc căn hộ chung cư đạt mức 933 bảng Anh (hơn 27 triệu đồng/tháng) vào tháng 10, tăng 17% so với trước đại dịch.
Giá thuê phòng trung bình hàng tháng ở London tăng 17%. Ảnh: SpareRoom
Blázquez nói rằng việc tìm nhà tại Luân Đôn vào mùa thu năm nay khác xa với trải nghiệm của cô hồi tháng 9 năm 2020. Hiện tại, cô đã thuê được nhà nhưng đang phải trả thêm gần 300 bảng Anh (thêm 8 triệu/tháng) cho một căn phòng có kích thước tương tự với căn nhà năm ngoái và không được như ý. “Tôi đã thuê nó mà không xem trước video. Tôi quá tuyệt vọng với cảnh tìm nhà rồi”, cô nói. Cuộc chiến tìm nhà quả là một cơn ác mộng.
Muốn thuê? Không thể do dự
Matt Hutchinson, giám đốc truyền thông của SpareRoom nói với CNN Business rằng số lượng sinh viên, thanh niên và người lao động nước ngoài đến Luân Đôn trong những tháng gần đây quá đông. Họ chưa bao giờ thấy thị trường thuê nhà "dữ dội" thế này bao giờ. Vào thời điểm cao điểm nhất trong tháng 9, cứ mỗi phòng thì có trung bình 9 người hỏi xem.
Nếu chủ nhà đăng quảng cáo phòng trong vài tháng đổ lại, họ sẽ nhận được hàng trăm tin nhắn hỏi thuê. Để chủ nhà trả lời hoặc có nhân viên đại diện đến trao đổi quả thực khó hơn lên trời, giám đốc chia sẻ.
Trong một khảo sát của SpareRoom đối với những người thuê nhà tại Luân Đôn vào tháng 9, 1/5 số người tham gia cho biết họ đã phải trả trước vài tháng tiền nhà. Trong khi 1/5 số người khác nói rằng họ phải chấp nhận trả giá cao hơn giá thuê gốc nếu muốn đảm bảo có phòng. Và gần một nửa cho biết họ phải cân nhắc xem có nên lấy phòng hay không.
Ảnh: SpareRoom
Greg McLoughlin, người làm việc cho một sàn giao dịch tiền điện tử nói với CNN Business rằng khi anh đang trong quá trình “kiệt sức” vì tìm nhà trong sáu tuần hồi đầu tháng 10, anh thường được yêu cầu trả một khoản tiền tương đương với tám tuần tiền thuê nhà - gấp đôi so với thông thường để đặt cọc. Và anh cũng hiếm nhận được tin nhắn trả lời từ chủ thuê hoặc mối giới dù đã trả 11 bảng Anh (hơn 300 nghìn đồng) cho web SpareRoom.
Cuối cùng, anh đã thuê được một căn phòng trong căn nhà 5 phòng ngủ ở phía Nam Luân Đôn với giá 950 bảng Anh (hơn 28 triệu đồng/tháng), và giá thuê có thể tăng thời gian tới. Dù vậy, anh cảm thấy rất thoải mái. Vì không quyết đoán, mọi người sẽ không có chỗ ở trong thời điểm này.
Số lượng nhà trống hạn hẹp
Jeremy Leaf, người sáng lập Jeremy Leaf & Co, một công ty bất động sản ở phía bắc Luân Đôn, chia sẻ với CNN Business rằng số lượng nhà trống được quảng cáo trên trang web của anh ấy đã giảm 40% so với tháng 11 2021.
Từ năm 2016, chính phủ Anh đã tăng thuế đối với việc mua căn nhà thứ hai và giảm số thuế mà chủ nhà có thể lấy lại từ các khoản thanh toán thế chấp của họ. Điều này khiến nhiều chủ nhà từ bỏ thị trường cho thuê này.
Nhiều chủ nhà cũng lo lắng không đuổi được những người thuê nhà “rắc rối” như người trả tiền chậm, người xung đột với bạn cùng phòng, nếu luật “no fault” evictions (cấm đuổi người thuê vô lý) được thông qua. Chủ nhà có thể đuổi người thuê theo cách khác, nhưng việc này thường mất nhiều thời gian và có thể cần đến một phiên tòa xét xử.
Vòng xoáy lạm phát cũng khiến việc cho thuê không thu lại lợi nhuân tốt như trước đây. Giám đốc Hutchinson cũng nói rằng chi phí cải tạo cơ sở vật chất nhà cho thuê quá cao, nhiều chủ sở hữu không có tiền thực hiện nên đã từ bỏ thị trường này.
Tận dụng giá bất động sản tăng trong năm nay, nhiều người chủ còn quyết định bán nhà, theo Amelia Greene, giám đốc công ty bất động sản Savills. Dữ liệu của Rightmove cũng chỉ ra giá chào bán nhà trung bình ở Luân Đôn đã tăng 5% trong năm nay.
Ông Leaf cho biết, tình trạng khan hiếm nhà trống tại Luân Đôn là do nhiều người thuê nhà quyết định ở lại thuê tiếp và gia hạn hợp đồng hiện tại với mức tăng ít hơn so với những nơi khác.
Giá thuê tăng mạnh
Theo dữ liệu của Rightmove, giá thuê trung bình hàng tháng cho một căn hộ hai phòng ngủ là 2,226 bảng Anh (hơn 65 triệu đồng/tháng). Con số này nhiều hơn 19% so với vào tháng 2 năm 2020. Giá thuê trung bình ở London trên tất cả các loại hình bất động sản dự kiến sẽ tăng thêm 5,5% trong năm tới.
Đối với những người trả ít tiền thuê nhà, để có chỗ ở họ phải nhượng bộ rất lớn. Sally Vince, người làm việc trong lĩnh vực bất động sản thương mại, nói với CNN Business rằng để tìm được một căn phòng 700 bảng Anh (hơn 20 triệu đồng/tháng), cô phải chấp nhận ở chung với nhiều người và nhà không được sửa sang lại trước khi ở.
Tham khảo: CNN
Nhịp sống thị trường