Ai đã 'đánh cắp' 1.200 tấn vàng của Nga?
Nga từng đứng ở vị trí thứ 2 thế giới về lượng dự trữ vàng, chỉ sau Mỹ. Điều gì đã khiến vàng dự trữ của họ cứ dần biến mất?
- 30-08-2023Nga không điều tra máy bay chở trùm Wagner "theo quy định quốc tế"
- 30-08-2023Đã có Nga, BRICS vẫn quyết định áp dụng ‘chiến lược 1+3’, dự kiến đủ sức mạnh nắm trong tay quyền kiểm soát thị trường ‘vàng đen’ toàn cầu
- 28-08-2023Nga thâu tóm "gã khổng lồ đình đám thế giới" chỉ với 26.000 VND
Đầu Thế chiến I, Nga có trữ lượng vàng khá lớn (lên tới 1.233 tấn) trong kho của Ngân hàng Nhà nước. Con số này chưa tính đến 300 tấn vàng được lưu hành dưới dạng tiền xu. Trước thềm chiến tranh, Nga đứng ở vị trí thứ 2 thế giới về lượng dự trữ vàng, chỉ sau Mỹ.
Nga đã tích lũy vàng trong nhiều thập kỷ với tốc độ tích lũy cao. Năm 1865, khi đất nước mới chuyển đường hướng phát triển, lượng tồn kho vàng chỉ còn 57 tấn. Tới năm 1895, nhờ những nỗ lực có mục tiêu của chính phủ, sản lượng vàng của Nga đã tăng lên gần 700 tấn.
Vàng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc cải cách tiền tệ của Nga năm 1897, dẫn tới sự ra đời của đồng rúp vàng. Trong hai thập kỷ tiếp theo, dự trữ vàng của Nga đã tăng thêm 1,8 lần.
Nhờ đâu Nga tăng được lượng dự trữ vàng?
Thứ nhất , đó là nhờ hoạt động khai thác vàng. Theo ước tính của stoletie.ru, trong giai đoạn 1891-1914, khoảng 1.000 tấn kim loại vàng đã được khai thác ở Nga.
Thứ hai là vàng thu được thông qua hoạt động xuất khẩu các nông sản chủ lực của Nga như lúa mì và một số loại ngũ cốc.
Thứ ba là Nga thu hút vàng từ nước ngoài dưới hình thức các khoản vay.
Thế chiến I khiến việc phát hành tiền giấy song song với việc dự trữ vàng trở nên khó khăn. Nhiều lần trong chiến tranh, các tiêu chuẩn để giải quyết vấn đề tiền bạc bằng lượng vàng dự trữ đã được sửa đổi.
Vàng dần "biến mất"
Năm 1915-1916, Quyền phát hành của Ngân hàng nhà nước Nga được mở rộng 4 lần. Kết quả của việc tự do hóa chính sách này là khối lượng tiền giấy phát hành trong những năm chiến tranh đã tăng gấp 4 lần và sức mua của đồng rúp vào đầu năm 1917 chỉ bằng 1/3 mức lúc đầu năm 1914.
Nhằm bảo toàn lượng dự trữ vàng tại Ngân hàng nhà nước, chính quyền Nga đã thực hiện những bước sau:
- Dừng việc đổi tiền giấy lấy vàng.
- Tiến hành các biện pháp chống chuyển vàng ra nước ngoài thông qua các kênh tư nhân và thương mại, thắt chặt quy định về phát hành ngoại tệ khi cá nhân đi du lịch nước ngoài, đưa ra các biện pháp kiểm soát hợp đồng ngoại thương và các khoản thanh toán bắt buộc phải có ngoại tệ.
- Từ chối duy trì tỷ giá đồng rúp thông qua các biện pháp can thiệp bằng vàng và ngoại hối.
- Kêu gọi nhân dân đóng góp vàng hoặc các đồ vật bằng vàng để thể hiện lòng yêu nước (Tuy nhiên, biện pháp này có hiệu quả rất hạn chế, do hầu hết số tiền vàng lưu hành trước chiến tranh đều được người dân giữ dưới dạng tiết kiệm).
- Mua vàng từ các công ty khai thác.
- Thu hút các khoản vay trong và ngoài nước để tài trợ chi phí quân sự, đồng thời xây dựng vị thế "vàng ở nước ngoài".
Bên cạnh đó, các hoạt động sau đây đã được thực hiện tuần tự:
- Chuyển vàng từ Nga sang Anh làm tài sản thế chấp.
- Vương quốc Anh cung cấp các khoản vay cho Nga, đổi lại, họ được đảm bảo bằng số vàng nhận được. Về phần mình, thông qua cách này, Nga gia tăng số lượng "vàng ở nước ngoài".
- Ngân hàng Nhà nước Đế quốc Nga phát hành thêm một lượng cung tiền giấy, chiểu theo lượng vàng dự trữ.
Các hoạt động này có tính chất khá bí mật, khiến người ta duy trì "ảo tưởng" về mức độ đáng tin cậy của dự trữ vàng ở Nga.
Theo số liệu chính thức, lượng vàng dự trữ của Ngân hàng Nhà nước Nga trong giai đoạn 1914-1916 đã tăng giá trị từ 1695 lên 3617 triệu rúp. Tuy nhiên, nếu đầu thời kỳ này, "vàng ở nước ngoài" chỉ chiếm vài %, thì cuối kỳ nó chiếm khoảng 2/3 dự trữ vàng của Nga.
Trong những năm diễn ra Thế chiến I, trữ lượng vàng của Nga (không bao gồm 'vàng ở nước ngoài' đã sụt giảm do vàng được chuyển sang Anh để hình thành quỹ dự trữ vàng đặc biệt.
Khi bắt đầu chiến tranh, Nga đã chuyển 498 tấn vàng cho Ngân hàng Anh, trong đó 58 tấn đã sớm được bán đi và 440 tấn còn lại được giữ trong kho làm tài sản thế chấp. Ngoài ra, các cơ quan quản lý tiền tệ của Nga đã thất thoát một phần lớn số vàng lưu hành trước chiến tranh. Tính đến ngày 1/1/1917, theo Ngân hàng Nhà nước Nga, chỉ có 436 triệu rúp tiền vàng còn lại nằm trong tay người dân.
Bên cạnh đó, Nga liên tục chịu áp lực từ Anh và các đồng minh khác của nước này. Họ yêu cầu Nga đưa thêm vàng để làm điều kiện cung cấp các khoản vay quân sự.
Cuối năm 1918, trữ lượng vàng của Nga còn khá lớn, gần 780 triệu tấn. Tính theo vàng nguyên chất ngang giá đồng rúp thì con số này rơi vào khoảng 600 tấn, tức là gần 1/2 lượng vàng dự trữ của Ngân hàng Đế quốc Nga vào trước Thế chiến I. Song, lượng vàng dự trữ còn lại tiếp tục tiêu hao trong 3-4 năm tiếp theo. Đến năm 1922, kho vàng của Nga gần như trống rỗng.
Phụ nữ mới